- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dừng ngay việc đánh con bởi hậu quả tiêu cực kéo dài đến 10 năm sau
Một nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra hành động đánh con của cha mẹ, phụ huynh có tác động tiêu cực đến đứa trẻ kéo dài lên tới 10 năm.
Một nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra hành động đánh con của cha mẹ, phụ huynh có tác động tiêu cực đến đứa trẻ kéo dài lên tới 10 năm.
>>8 thời điểm dù giận đến mấy bố mẹ cũng đừng mắng con!
>> Những thói quen của bố mẹ tưởng tốt lại khiến trẻ trở nên khó dạy và xấu tínhVới những phụ huynh nào vẫn còn vương vấn tư tưởng "Thương
cho roi cho vọt", rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trừng phạt về mặt
thể chất dẫn tới gia tăng thù hằn, gây hấn, hành vi chống đối xã hội và
các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Đánh trẻ hay không - Đây hẳn là cuộc tranh luận đã có từ lâu và nhiều phụ huynh có lẽ đã tìm được cho mình câu trả lời. Bạn có nên đánh con như một cách phạt con khi trẻ làm điều gì đó sai?
Không ít người cho rằng, đánh đập là một hình thức của lạm dụng. Thực sự là vậy, rất nhiều nghiên cứu xác nhận, đòn roi chỉ dẫn tới thù hằn, bạo lực gia tăng, hành vi chống đối xã hội và các vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng đáng kinh ngạc những phụ huynh ủng hộ việc đánh đòn con trẻ, theo cảnh báo của Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA).
Nhưng một lần nữa, nghiên cứu mới nhất xem xét việc đánh con và hậu quả lâu dài của hành động này, đã chỉ ra mối liên hệ giữa hình thức trừng phạt mang tính bạo lực với những tác động tiêu cực kéo dài tới 10 năm lên đứa trẻ.
Khắp nơi trên thế giới, kỷ luật bằng đòn roi đang ngày càng bị coi là một dạng vi phạm quyền con người của trẻ (Ảnh minh họa).
Cụ thể, các nhà khoa học đã theo sát gần 2.000 trẻ trong vòng 10 năm kể từ khi trẻ được 15 tháng tuổi tới khi lên lớp 5. Kết quả, khi cha mẹ dùng những hình thức kỷ luật hà khắc như đánh vào mông, la mắng hay quát tháo hoặc túm chặt lấy trẻ khi chúng mới 15 tháng tuổi, thì khi lên lớp 5, những đứa trẻ này có xu hướng hung hăng và vi phạm kỉ luật nhiều hơn.
Người phát ngôn của NSPCC, tổ chức từ thiện về lạm dụng trẻ em của Anh, cho hay: "Bằng chứng khoa học gợi ý rằng, đánh con và các biện pháp trừng phạt thân thể khác không phải là biện pháp mang tính xây dựng khi xử lý hành vi xấu. Chúng tôi khuyến khích cha mẹ dùng các biện pháp thay thế để dạy trẻ sự khác biệt giữa đúng và sai, với hướng tiếp cận tích cực như thiết lập các giới hạn rõ ràng và duy trì đều đặn".
Khắp nơi trên thế giới, kỷ luật bằng đòn roi đang ngày càng bị coi là một dạng vi phạm quyền con người của trẻ. Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em năm 2006 đã xác định, việc trừng phạt về thể chất là "bạo lực được hợp pháp hoá đối với trẻ em". Uỷ ban cũng kêu gọi xoá bỏ hình thức kỷ luật này trong mọi bối cảnh, thông qua "những biện pháp giáo dục, xã hội, hành chính và luật pháp".
Hiện tại, đã có 30 quốc gia ban hành lệnh cấm trừng phạt về thân thể đối với trẻ nhỏ, áp dụng trong cả các gia đình.
Đòn roi không hiệu quả trong việc khiến trẻ nghe lời (Ảnh minh họa).
Đòn roi không giúp trẻ nghe lời hơn
Tiến sĩ Elizabeth Gershoff, nhà nghiên cứu hàng đầu về trừng phạt thân thể tại Đại học Texas, Austin, cho biết: "Đòn roi không hiệu quả trong việc khiến trẻ nghe lời. Do đó, cha mẹ nghĩ rằng, họ tiếp tục phải nâng mức độ trừng phạt lên cao hơn nữa. Đây cũng chính là lý do vì sao biện pháp kỷ luật này lại nguy hiểm đến vậy".
Tiến sĩ Gershoff khuyến nghị phụ huynh và người chăm sóc trẻ làm mọi thứ có thể để tránh sử dụng đòn roi và kêu gọi việc này phải được chấm dứt tại tất cả các trường học.
Robert Larzelere, giáo sư Đại học Bang
Oklahoma, người chuyên nghiên cứu về kỷ luật của cha mẹ đối với con cái,
cho biết, ông đồng tình với việc phụ huynh nên hạn chế đánh đập con
cái. Trong một phân tích, Giáo sư Larzelere phát hiện thấy, khi cha mẹ
dùng tay đánh vào mông trẻ sau khi trẻ phớt lờ những biện pháp kỷ luật
khác sẽ khiến trẻ bớt thách thức và ngoan cố hơn cũng như giảm hành vi
chống đối xã hội khi chúng lớn lên.
Tiến sĩ Gershoff khuyên
phụ huynh nên trò chuyện với trẻ và tạo dựng mối quan hệ tin cậy với trẻ
để chúng hiểu được kỷ luật mà cha mẹ áp dụng không phải được thực thi
do nỗi tức giận.
Nguồn: TheSun
>>Nổi tiếng và giàu có, quan điểm dạy con khác biệt của Jack Ma khó ai có thể tin được
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.