- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gặp chàng thủ khoa khối A toàn quốc suýt trượt tốt nghiệp vì Tiếng Anh được 1.4: Chỉ học Toán, Lý, Hoá nên bỏ bê ngoại ngữ
Vì dồn hết tình yêu và đam mê vào khối A, tiếng Anh với cậu không còn quá chú trọng, nam sinh suýt trượt tốt nghiệp.
Điểm đầu vào cấp 3 môn tiếng Anh của thủ khoa Đức Anh là 8.5. Thời điểm đó, cậu được đánh giá là cậu học trò thông minh, có tư duy tốt, ngoại ngữ sẽ còn phát triển hơn nữa nếu chịu đầu tư và trau dồi. Tuy nhiên, vì dồn hết tình yêu và đam mê vào khối A, tiếng Anh với cậu không còn quá chú trọng.
Vũ Đức Anh - học sinh lớp 12T1, trường THPT Quảng Xương 1 (tỉnh Thanh Hoá) vừa xuất sắc giành danh hiệu Thủ khoa khối A của cả nước với tổng điểm 29,05 (Toán: 9,8; Vật lý: 9,25 và Hoá học: 10). Căn nhà nhỏ của gia đình Đức Anh tại thôn Thịnh Vạn, xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hoá hai ngày vừa qua tấp nập bà con lối xóm, họ hàng tới hỏi thăm. Mới đó thôi, "thằng nhỏ" Đức Anh ngày nào của con xóm nhỏ ven sông đã 18 tuổi và chuẩn bị cho một hành trình dài phía trước.
Chiều 16/7, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa HN - PGS.TS Hoàng Minh Sơn cùng đoàn cán bộ của trường, đại diện Sở GD & ĐT Thanh Hoá và BGH trường THPT Quảng Xương 1 đã đến tận gia đình và trao học bổng tài năng của trường Đại học Bách Khoa cho em Đức Anh.
Đức Anh và em trai.
Gặp gỡ chàng thủ khoa khối A toàn quốc: Dồn tình yêu vào Toán, Lý, Hoá nên bỏ bê tiếng Anh. Thực hiện: Minh Nhân.
Ôn 200 đề Toán, Lý, Hóa, hâm mộ huyền thoại Cristiano Ronaldo
- "Cảm xúc của Đức Anh như nào khi nghe tin mình đỗ thủ khoa?"
- "Em quá vui. Sau khi xem qua bảng thống kê thủ khoa trên mạng xã hội, em vẫn chưa tin lắm. Nhưng khi thầy giáo chủ nhiệm gọi điện thông báo, em mới thực sự tin mình đã giành được điểm số cao nhất khối A trong kì thi vừa rồi".
Sáng dậy, nếu như bình thường, Đức Anh sẽ đi gắn chữ biển quảng cáo với chú. Từ ngày thi xong, em cùng ông nội vào Sài Gòn, phụ giúp chú thím việc công trình để kiếm thêm thu nhập. Sáng 14/7 - ngày Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT Quốc gia 2019, chú bảo Đức Anh ở nhà, hai chú cháu cùng tra điểm thi.
Tra điểm từ sáng đến chiều, yên tâm với điểm số 29,05, Đức Anh và chú tranh thủ hoàn thành nốt công việc. Rồi khi nghe tin không những chắc chắn đỗ Đại học, lại còn là Thủ khoa của cả nước, em tức tốc nhờ chú thím đặt vé máy bay về lại Thanh Hoá ngay trong ngày.
"Hôm đi thi về, con cũng áng chừng điểm số theo như đáp án của Bộ, nhưng để đậu được thủ khoa thì đúng là niềm vui bất ngờ. Nếu con ở nhà, có lẽ 2 mẹ con đã ôm nhau khóc, vui đến phát khóc!" - cô Lê Thị Hương (41 tuổi) xúc động tâm sự.
Căn phòng nhỏ nhắn của Đức Anh.
Sau khi kết thúc kì thi, Đức Anh đã gói ghém gần như mọi tài liệu học tập của mình.
Trong 3 môn thi khối A, môn Vật Lý do chưa làm xong nên Đức Anh không đặt quá nhiều kỳ vọng. Toán và Hoá là hai môn học yêu thích, điểm số tuyệt đối của Hoá học đã chứng minh năng lực "siêu khủng" của chàng trai Thanh Hoá. Dù điểm thi các môn Toán, Lý, Hóa đều rất cao, thế nhưng nếu thiếu một chút nữa, Đức Anh có khả năng bị điểm liệt môn Tiếng Anh khi chỉ đạt 1.4 điểm.
Điểm đầu vào cấp 3 môn tiếng Anh của Đức Anh là 8.5. Thời điểm đó, em được đánh giá là cậu học trò thông minh, có tư duy tốt, ngoại ngữ sẽ còn phát triển hơn nữa nếu chịu đầu tư và trau dồi. Tuy nhiên, vì dồn hết tình yêu vào khối A, tiếng Anh với Đức Anh không còn quá chú trọng.
"Kết thúc môn thi ngoại ngữ, em về nhà và rất lo lắng. Sau khi nhờ cô giáo chấm lại, chắc chắn qua điểm liệt em mới yên tâm. Sau đợt hè, em sẽ rút kinh nghiệm, ôn luyện tiếng Anh vì sau này ra ĐH, ngoại ngữ không bao giờ là thừa. Dù là sợ tiếng Anh nhưng không còn cách nào khác là phải đối diện với nó" - Đức Anh chia sẻ. Trước mắt em vẫn còn một kì thi quan trọng nữa phải vượt qua, nếu muốn được tuyển chọn vào lớp tài năng của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Ngay từ những năm đầu cấp 3, Bách Khoa là ước mơ của Đức Anh. Cuối năm lớp 11, chương trình học và ôn thi ĐH bắt đầu nặng, lịch ôn thi dày hơn đối với cậu học trò đặt mục tiêu vào ĐH Bách Khoa. Học nhiều, mệt và áp lực, Đức Anh xem đó là động lực suốt chặng đường "vượt vũ môn" của mình.
Chân dung chàng thủ khoa khối A của cả nước năm 2019.
Những ngày gần kì thi, thời gian biểu của Đức Anh được lên kế hoạch bởi chính thầy giáo chủ nhiệm và yêu cầu có sự giám sát của phụ huynh: học bao nhiêu giờ, ngủ lúc mấy giờ, bố mẹ nhiều hôm phải thức theo em. Có những buổi em thức tới 3h sáng, trung bình là 1, 2h. Trước ngày thi, mẹ dặn ngủ sớm, nhưng vì quen giấc, 12h Đức Anh mới chịu đi ngủ.
"Bí kíp" luyện thi của Đức Anh rất đơn giản: bám sát sách giáo khoa để nắm kiến thức căn bản, ôn luyện theo bộ đề một cách nhuần nhuyễn. Mỗi buổi học cố gắng phân chia thời gian hợp lý, học đủ cả 3 môn và chắc chắn rằng phải đảm bảo yếu tố sức khoẻ. Em đã luyện gần 200 đề thi Toán, Lý, Hóa. Những lúc học hành căng thẳng, Đức Anh giúp mẹ đi giao trứng hoặc cùng bạn đá bóng, chơi thể thao.
"Em chỉ kì vọng được điểm cao, trong khả năng của mình để không hối tiếc sau khi thi. Em không quá áp lực vì các thầy luyện đề rất nhiều rồi, nếu áp lực thêm nữa em sợ uổng công các thầy".
Thần tượng của chàng trai 18 tuổi rụt rè và khá vụng về, là huyền thoại bóng đá Cristiano Ronaldo. Mê bóng đá từ nhỏ, từng ước mơ trở thành cầu thủ, nhưng tình yêu với máy móc, khoa học công nghệ đã giúp Đức Anh định hướng con đường nghề nghiệp rõ ràng ngay từ đầu. Ở Cristiano Ronaldo, em học được ý chí cầu tiến và tinh thần không ngừng vươn lên để khẳng định bản thân.
"Nhiều người nói với em, ĐH không phải là con đường duy nhất, nhưng là con đường chắc chắn nhất, em cũng tin là thế. Sắp tới, em còn cả một chặng đường gian nan phía trước. Ra ĐH là tự túc, thầy em có bảo ĐH là tự học, không có thầy cô thúc ép như cấp 3, sẽ khó khăn với em rất nhiều. Tự lập là chính, xa nhà sẽ hơi bỡ ngỡ và nhớ bố mẹ, nhưng em sẽ cùng các bạn phấn đấu để đạt được thành công".
Những khoảnh khắc thường ngày của Đức Anh.
"Những ngày con thức khuya ôn thi, mẹ cũng không ngủ được"
Đức Anh là con trai cả trong gia đình, sau em là bé Mạnh, 5 tuổi. Hằng ngày, bố mẹ dậy từ sớm đi thu mua trứng rồi mang đi bán lại cho các cửa hàng nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố. "Trước cô hay đi phụ hồ, làm đủ việc, chỗ nào có thu nhập cao hơn thì làm, mong kiếm tiền chi tiêu rồi còn lo cho con học hành. Bố mẹ bận rộn, nên việc chăm em đều do Đức Anh quán xuyến. Nhiều lúc cô nói đùa, anh hai cứ như là "vú em" trong nhà vậy" - cô Hương cười, nói.
Đức Anh từ nhỏ đã bộc lộ trí thông minh, tính nhanh nhẹn và sự hoạt bát. Càng lớn, em càng phát huy được bản năng của mình. Bố mẹ tin tưởng, dù không có kiến thức để chỉ dạy cho con trai, nhưng tự bản thân Đức Anh có thể vươn xa. Tuy nhà nông, cô chú vất vả, nhưng bao giờ việc học của Đức Anh cũng được đặt trên hết.
"Bất cứ lúc nào con cần, bố mẹ đều dành hết thời gian cho con".
Đức Anh ôn thi khuya, cô Hương cũng không ngủ được. Đúng là con ôn thi, mẹ cũng thức cùng con.
"Thấy con mải mê học, cô cũng vui lắm, thức cùng con mà không thấy buồn ngủ. Nhiều khi con học mệt quá ngủ luôn trên bàn, cô ra đánh thức, gọi con lên giường mà ngủ. Con tuy lớn và trưởng thành hơn nhiều so với các bạn cùng lứa, nhưng thực ra trong lòng bố mẹ, khi nào con cũng cứ nhỏ bé. Sắp tới đây, cuộc sống xa gia đình, xa bố mẹ, cô lo cho con lắm. Tuy nhà quê nông thôn vất vả, nhưng vẫn rộng rãi, thoải mái hơn".
Cô Lê Thị Hương - mẹ của Đức Anh.
Cô sẽ nhớ con nhiều, vì từ trước đến nay, chưa bao giờ hai mẹ con thực sự xa nhau. Đức Anh chỉ mới vào Sài Gòn 15 ngày mà cô đã nhớ con lắm rồi. Rồi cô sẽ phải chuẩn bị tinh thần, có thể sẽ xa con nửa tháng, 1 tháng, 2 tháng, thậm chí là lâu hơn.
"Cô xác định có thể sẽ vay mượn nếu như con đi học tốn kém. Nhưng bố mẹ ở nhà vẫn cứ cố gắng hết sức. Không phải vì nghèo mà bắt con đi làm thêm kiếm tiền, việc học hành của con là trên hết, con học mấy năm bố mẹ cũng nuôi được. Trước đây có thể cô lao động một ngày 10 tiếng, bây giờ làm lên 12, 14 tiếng cũng thấy khoẻ vì niềm vui con đỗ thủ khoa. Lo cho con được đến đâu, bố mẹ lo đến đó. Sau này học xong thành tài, con quay lại giúp đỡ bố mẹ sau".
Là một người mẹ, cô Hương luôn tôn trọng quyết định của Đức Anh. Chặng đường sắp tới còn dài, nỗi lo này chưa kịp qua, nỗi lo khác đã ập tới. Gánh nặng đè lên vai Đức Anh với danh xưng thủ khoa ĐH, đôi khi là một khó khăn với bản thân em và gia đình.
"Cô cũng sợ, lỡ như sau này Đức Anh học hành không tốt, người ta sẽ chỉ trích con, thậm chí quay lưng với con. Nhưng trước mắt, cô chú phải luôn là bờ vai tốt nhất cho con, sẵn sàng cùng con bước tiếp".
Trong cuộc trò chuyện, nhiều lúc cô Hương xúc động bật khóc nhớ về hành trình trưởng thành của con trai.
Vậy là, 3 năm theo đuổi giấc mơ Đại học Bách Khoa của Đức Anh cuối cùng đã đến ngày gặt hái thành quả. Hà Nội nói chung và Bách Khoa nói riêng, không phải là mảnh đất dành cho những ai không đủ bản lĩnh. Sự quyết tâm của chàng thanh niên 18 tuổi kiên cường ngay từ lúc này chính là hành trang vững tâm nhất cho em. Dù là ngày mai, ngày kia hay những tháng ngày tiếp theo, chúc cho Đức Anh vẫn luôn kiên định với những giấc mơ và hoài bão của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.