- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giám đốc sở giáo dục xin lỗi vì nhầm lẫn trong đề thi học sinh giỏi
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận sai sót việc đưa nhầm phong trào Cần Vương sang phần lịch sử thế giới trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9.
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận sai sót việc đưa nhầm phong trào Cần Vương sang phần lịch sử thế giới trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9.
Ngày 30/3, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận, cho biết sở này đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT về sự cố đề thi môn Lịch sử, kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2016-2017.
Theo đó, đề thi môn Lịch sử tổ chức ngày 28/3 gồm 5 câu hỏi, chia làm 2 phần (lịch sử thế giới và Việt Nam).
Tuy nhiên, câu 1 (3 điểm) có nhầm lẫn khi đặt trong phần lịch sử thế giới: “Em hiểu thế nào về 'Phong trào Cần Vương'? Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến các giai đoạn của phong trào”.
Đề thi Lịch sử bị nhầm lẫn. Ảnh: Huỳnh Hải.
Theo ông Thái, sau khi phát hiện vụ việc, Sở GD&ĐT Bình Thuận đã xác minh vụ việc. Theo đó, câu hỏi này phải bố cục trong phần lịch sử Việt Nam nhưng do lỗi của tổ ra đề nên đã đưa nhầm vào lịch sử thế giới. Kết quả kỳ thi không bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi đã tổ chức kiểm điểm tổ ra đề thi và nghiêm túc nhận thiếu sót. Sở đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT. Qua đây, tôi cũng xin thay mặt sở, gửi lời xin lỗi đến học sinh, thầy cô và phụ huynh về sự cố không mong muốn này”, ông Thái nói.
Phòng trào Cần Vương được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Lịch sử lớp 8.
Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị ). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương", kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào chống xâm lược diễn ra sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX .
Phong trào diễn ra trong 2 giai đoạn:
Từ năm 1885-1888: Bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
Từ năm 1888 - 1896: Sau Vua Hàm Nghi bị bắt, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn 1885-1888 như Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê.
Ngày 30/3, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận, cho biết sở này đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT về sự cố đề thi môn Lịch sử, kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2016-2017.
Theo đó, đề thi môn Lịch sử tổ chức ngày 28/3 gồm 5 câu hỏi, chia làm 2 phần (lịch sử thế giới và Việt Nam).
Tuy nhiên, câu 1 (3 điểm) có nhầm lẫn khi đặt trong phần lịch sử thế giới: “Em hiểu thế nào về 'Phong trào Cần Vương'? Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến các giai đoạn của phong trào”.
Đề thi Lịch sử bị nhầm lẫn. Ảnh: Huỳnh Hải.
Theo ông Thái, sau khi phát hiện vụ việc, Sở GD&ĐT Bình Thuận đã xác minh vụ việc. Theo đó, câu hỏi này phải bố cục trong phần lịch sử Việt Nam nhưng do lỗi của tổ ra đề nên đã đưa nhầm vào lịch sử thế giới. Kết quả kỳ thi không bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi đã tổ chức kiểm điểm tổ ra đề thi và nghiêm túc nhận thiếu sót. Sở đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT. Qua đây, tôi cũng xin thay mặt sở, gửi lời xin lỗi đến học sinh, thầy cô và phụ huynh về sự cố không mong muốn này”, ông Thái nói.
Phòng trào Cần Vương được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Lịch sử lớp 8.
Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị ). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương", kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào chống xâm lược diễn ra sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX .
Phong trào diễn ra trong 2 giai đoạn:
Từ năm 1885-1888: Bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
Từ năm 1888 - 1896: Sau Vua Hàm Nghi bị bắt, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn 1885-1888 như Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.