- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên dùng bạo lực với học sinh, lãnh đạo nhà trường cũng có lỗi
Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, trong giáo dục không nên dùng đòn roi với học sinh.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, trong giáo dục không nên dùng đòn roi với học sinh. Hành động tát học trò của thầy giáo ở Trường THCS Khương Thượng là sai, nhưng Hội đồng giáo dục nhà trường cũng có trách nhiệm, vì giáo dục thầy cô chưa đến nơi đến chốn.
Đòn roi không tạo nên nhân cách!
Cả xã hội vẫn đang trăn trở tìm lối thoát cho tình trạng bạo lực học đường. Học sinh đánh đấm lẫn nhau, vô cảm trước nỗi đau của bạn bè, rồi tình trạng thầy đánh trò, vẫn đang nhức nhối. Nhất là từ đầu năm 2017, hàng chục vụ bạo hành học sinh xảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức nhà giáo, khiến dư luận bất bình.
Tuy nhiên, không ít giáo viên bày tỏ, dù phản đối việc thầy cô dùng vũ lực với học sinh, nhưng họ cho rằng có những lúc, một roi vào tay hoặc vào mông để đưa trẻ về đúng khuôn khổ là điều cần thiết. Nếu chiếc roi ấy xuất phát từ tình thương và cái tâm của người thầy, thì nên được phụ huynh cảm thông.
Dưới góc độ nhà tâm lý giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng - cho rằng không nên dùng đòn roi để giải quyết bất đồng với học sinh, bởi bạo lực chỉ truyền đi thông điệp bạo lực. Khi sử dụng đòn roi, đó chính là lúc người thầy bất lực trong cách giáo dục trò.
“Tôi quan niệm người thầy phải dùng năng lực sư phạm của mình thực hiện được những yêu cầu giáo dục mà anh đặt ra, chứ không phải vì bất lực mà áp đặt lên suy nghĩ của học trò. Chúng ta là nhà giáo, chứ không phải tay anh chị mà thực hiện sức mạnh của mình bằng nắm đấm” – Tiến sĩ Lâm khẳng định.
Trong cuộc đời làm giáo dục của mình, thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp giáo dục rất nhiều học sinh cá biệt, thầy Lâm cho biết đã đúc kết được 5 nguyên tắc để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với học sinh: “Thứ nhất phải tôn trọng học trò, chấp nhận cả ưu và nhược điểm của chúng. Hai là cho phép học trò lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp. Tiếp đó là không vội vàng kỷ luật học sinh, luôn giải quyết vấn đề một cách khách quan và cuối cùng người thầy phải biết gieo nhu cầu cho học sinh, để chính chúng thấy việc học là cần thiết, học sinh biết giá trị của sự tôn trọng, biết yêu thương hơn”.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, đòn roi không bao giờ làm nên nhân cách học trò.
Không nên đuổi việc người thầy tát học sinh
Hành vi bạo lực trong nhà trường là không thể chấp nhận, nhưng mới đây, quyết định đuổi việc thầy giáo vì tát học sinh trêu chọc mình ở trường THCS Khương Thượng (Hà Nội) đã khiến không ít giáo viên lo lắng. Họ muốn buông và tự răn mình: Nên lùi bước trước học sinh hư. Tuy nhiên, thầy Lâm cho rằng giáo viên không được làm vậy. Bởi sứ mệnh của nhà giáo là phải tìm ra phương pháp dạy học trò. Nếu thờ ơ với học sinh hư, thầy cô còn đáng trách hơn, vì có thái độ sống vô cảm, thiếu trách nhiệm.
Đặt địa vị mình là người thầy vừa bị đuổi việc ở trường THCS Khương Thượng, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho biết ông sẽ có cách ứng xử khác khi nhắc nhở mà học sinh không nghe: “Khi có xung đột giữa học trò thì phải chuyển ngay cho giám thị, còn xung đột giữa thầy và trò thì chuyển ngay cho thầy cô chủ nhiệm, hoặc người thứ ba để bình tĩnh khách quan xử lý. Có thể mềm mỏng nói rằng thầy ghi nhận sự không bằng lòng của các em, sau đó đưa câu chuyện này ra làm đề tài để cả lớp thảo luận. Biến câu chuyện của mình thành vấn đề để học sinh tự giải quyết với nhau”.
Ngoài ra, thầy Lâm cũng cho rằng việc thầy cô vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế của ngành giáo dục thì chúng ta phải lên án, kỷ luật. Nhưng với trường hợp ở Trường THCS Khương Thượng, thì Hội đồng giáo dục nhà trường cũng có trách nhiệm, chứ không nên đổ lỗi hết cho người thầy, rồi đuổi việc họ.
Tiến sĩ Lâm thẳng thắn: “Quan điểm của tôi là ngay hội đồng sư phạm của nhà trường phải nhận lỗi. Là mình chưa tác động, chưa giáo dục đến nơi đến chốn để thầy cô thấy hết giá trị của sự tôn trọng học sinh. Bản thân hội đồng đã giúp gì cho thầy cô chưa? Nếu mắc lỗi lần đầu, không liên quan đến hình sự, thì nhà trường chỉ nên tạm đình chỉ công tác rồi để thầy cô trở lại lớp sửa sai. Nếu trường tạo điều kiện và giáo dục nhiều lần mà thầy cô vẫn không thay đổi thì lúc đó áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhất là đuổi việc.
Chúng ta cần cho người thầy cơ hội để tự sửa chữa, thấy đó là bài học rất xương máu của mình. Nếu không, các thầy cô trẻ sẽ co lại, sẽ không dám làm gì cả. Chính nhà trường và công đoàn giáo dục phải là chỗ dựa, nơi bảo vệ các thầy cô để họ yên tâm thực hiện sứ mạng giáo dục của mình. Việc xử lý cũng cần thấu tình đạt lý, đừng để thầy cô thấy không được bảo vệ mà mất đi niềm tin”.
Đòn roi không tạo nên nhân cách!
Cả xã hội vẫn đang trăn trở tìm lối thoát cho tình trạng bạo lực học đường. Học sinh đánh đấm lẫn nhau, vô cảm trước nỗi đau của bạn bè, rồi tình trạng thầy đánh trò, vẫn đang nhức nhối. Nhất là từ đầu năm 2017, hàng chục vụ bạo hành học sinh xảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức nhà giáo, khiến dư luận bất bình.
Tuy nhiên, không ít giáo viên bày tỏ, dù phản đối việc thầy cô dùng vũ lực với học sinh, nhưng họ cho rằng có những lúc, một roi vào tay hoặc vào mông để đưa trẻ về đúng khuôn khổ là điều cần thiết. Nếu chiếc roi ấy xuất phát từ tình thương và cái tâm của người thầy, thì nên được phụ huynh cảm thông.
Dưới góc độ nhà tâm lý giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng - cho rằng không nên dùng đòn roi để giải quyết bất đồng với học sinh, bởi bạo lực chỉ truyền đi thông điệp bạo lực. Khi sử dụng đòn roi, đó chính là lúc người thầy bất lực trong cách giáo dục trò.
“Tôi quan niệm người thầy phải dùng năng lực sư phạm của mình thực hiện được những yêu cầu giáo dục mà anh đặt ra, chứ không phải vì bất lực mà áp đặt lên suy nghĩ của học trò. Chúng ta là nhà giáo, chứ không phải tay anh chị mà thực hiện sức mạnh của mình bằng nắm đấm” – Tiến sĩ Lâm khẳng định.
Trong cuộc đời làm giáo dục của mình, thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp giáo dục rất nhiều học sinh cá biệt, thầy Lâm cho biết đã đúc kết được 5 nguyên tắc để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với học sinh: “Thứ nhất phải tôn trọng học trò, chấp nhận cả ưu và nhược điểm của chúng. Hai là cho phép học trò lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp. Tiếp đó là không vội vàng kỷ luật học sinh, luôn giải quyết vấn đề một cách khách quan và cuối cùng người thầy phải biết gieo nhu cầu cho học sinh, để chính chúng thấy việc học là cần thiết, học sinh biết giá trị của sự tôn trọng, biết yêu thương hơn”.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, đòn roi không bao giờ làm nên nhân cách học trò.
Không nên đuổi việc người thầy tát học sinh
Hành vi bạo lực trong nhà trường là không thể chấp nhận, nhưng mới đây, quyết định đuổi việc thầy giáo vì tát học sinh trêu chọc mình ở trường THCS Khương Thượng (Hà Nội) đã khiến không ít giáo viên lo lắng. Họ muốn buông và tự răn mình: Nên lùi bước trước học sinh hư. Tuy nhiên, thầy Lâm cho rằng giáo viên không được làm vậy. Bởi sứ mệnh của nhà giáo là phải tìm ra phương pháp dạy học trò. Nếu thờ ơ với học sinh hư, thầy cô còn đáng trách hơn, vì có thái độ sống vô cảm, thiếu trách nhiệm.
Đặt địa vị mình là người thầy vừa bị đuổi việc ở trường THCS Khương Thượng, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho biết ông sẽ có cách ứng xử khác khi nhắc nhở mà học sinh không nghe: “Khi có xung đột giữa học trò thì phải chuyển ngay cho giám thị, còn xung đột giữa thầy và trò thì chuyển ngay cho thầy cô chủ nhiệm, hoặc người thứ ba để bình tĩnh khách quan xử lý. Có thể mềm mỏng nói rằng thầy ghi nhận sự không bằng lòng của các em, sau đó đưa câu chuyện này ra làm đề tài để cả lớp thảo luận. Biến câu chuyện của mình thành vấn đề để học sinh tự giải quyết với nhau”.
Ngoài ra, thầy Lâm cũng cho rằng việc thầy cô vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế của ngành giáo dục thì chúng ta phải lên án, kỷ luật. Nhưng với trường hợp ở Trường THCS Khương Thượng, thì Hội đồng giáo dục nhà trường cũng có trách nhiệm, chứ không nên đổ lỗi hết cho người thầy, rồi đuổi việc họ.
Tiến sĩ Lâm thẳng thắn: “Quan điểm của tôi là ngay hội đồng sư phạm của nhà trường phải nhận lỗi. Là mình chưa tác động, chưa giáo dục đến nơi đến chốn để thầy cô thấy hết giá trị của sự tôn trọng học sinh. Bản thân hội đồng đã giúp gì cho thầy cô chưa? Nếu mắc lỗi lần đầu, không liên quan đến hình sự, thì nhà trường chỉ nên tạm đình chỉ công tác rồi để thầy cô trở lại lớp sửa sai. Nếu trường tạo điều kiện và giáo dục nhiều lần mà thầy cô vẫn không thay đổi thì lúc đó áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhất là đuổi việc.
Chúng ta cần cho người thầy cơ hội để tự sửa chữa, thấy đó là bài học rất xương máu của mình. Nếu không, các thầy cô trẻ sẽ co lại, sẽ không dám làm gì cả. Chính nhà trường và công đoàn giáo dục phải là chỗ dựa, nơi bảo vệ các thầy cô để họ yên tâm thực hiện sứ mạng giáo dục của mình. Việc xử lý cũng cần thấu tình đạt lý, đừng để thầy cô thấy không được bảo vệ mà mất đi niềm tin”.
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.