- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
GS Trương Nguyện Thành: "Tôi không buồn, không trách, không tự ái"
Sau khi trở về Mỹ do không đủ chuẩn làm hiệu trưởng đại học ở Việt Nam, giáo sư Trương Nguyện Thành đã quay lại Việt Nam thực hiện đạp xe xuyên Việt cùng con.
Sau khi trở về Mỹ do không đủ chuẩn làm hiệu trưởng đại học ở Việt Nam, giáo sư Trương Nguyện Thành đã quay lại Việt Nam thực hiện đạp xe xuyên Việt cùng con. Ông chia sẻ về việc về Mỹ do không đủ chuẩn làm hiệu trưởng.
Chia sẻ trên Chuyển động 24h của VTV, GS Trương Nguyện Thành cho rằng, việc ông về Mỹ do không đủ chuẩn làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen là một cuộc quyết định đúng Luật Giáo dục Đại học.
Giáo sư Trương Nguyện Thành về Mỹ do không đủ chuẩn làm đại học Việt Nam |
“Tôi cho rằng đây là một quyết định theo đúng Luật Giáo dục Đại học Việt Nam, nên tôi không có ý kiến, không buồn, không trách và không có một suy nghĩ tiêu cực gì về quyết định này. Quyết định trở lại Mỹ không phải là cảm xúc, tự ái mà tôi đánh giá khi tôi không ngồi ở vị trí để có thể đóng góp tích cực cho phát triển giáo dục đại học nên tôi tạm gác lại và trở lại Mỹ”– giáo sư Thành nói.
Trước ý kiến vị trí hiệu phó cũng có thể đóng góp cho giáo dục, ông Thành cho rằng nếu coi giáo dục đại học như một doanh nghiệp thì chỉ hiệu trưởng mới quyền quyết định công việc.
Ông khẳng định, “Nếu coi giáo dục đại học như một doanh nghiệp thì vấn đề quản trị rất quan trọng. Quản trị ở đây là xây dựng một môi trường làm việc tích cực, năng động và hiệu quả và chỉ có những người ở vị trí hiệu trưởng mới đưa ra được quyết định công việc này”.
Vị giáo sư Việt kiều cũng cho rằng để thu hút tri thức nước ngoài, điều quan trọng không phải là thu nhập và cho họ quyền quyết định và môi trường. “Tri thức Việt kiều ở nước ngoài không cần trải thảm đỏ, cũng không quá nặng nề về nguồn thu nhập. Điều quan trọng là những tri thức này nói làm được cái gì và có quyền quyết định, được tạo cơ hội môi trường để họ làm và đóng góp” – giáo sư Thành cho biết
Trước đó, giáo sư Trương Nguyện Thành có thư điện tử gửi đến cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Hoa Sen. Trong thư, ông Thành đã đề cập đến việc được Hội đồng quản trị nhà trường tín nhiệm đề cử giữ chức hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017-2022 nhưng không được Bộ GD-ĐT thông qua.
“Đến hôm nay, có lẽ các anh/chị/em đã biết thông tin về việc công nhận vị trí hiệu trưởng của tôi qua thầy Hiệp - hiệu trưởng. Tuy được tín nhiệm bởi Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) của Đại học Hoa Sen với 16/18 phiếu, qui trình công nhận vị trí Hiệu trưởng theo Luật Giáo dục đại học Việt Nam thì tôi chưa đạt đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/Phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Do đó Bộ/Sở Giáo dục và Đào tạo không đủ cơ sở để đề xuất UBND thành phố công nhận vị trí hiệu trưởng của tôi. Đây là điều đáng tiếc ngoài mong đợi của HĐQT, toàn thể giảng viên, nhân viên, và sinh viên cũng như của riêng tôi".
Theo Luật Giáo dục Đại học, ông Trương Nguyện Thành không đủ chuẩn tham gia quản lý cấp khoa, phòng của các cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm nên không đủ chuẩn làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen. Trước khi về Mỹ ông đảm nhận vị trí phó hiệu trưởng điều hành 1 năm ở trường này.
Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Ứng viên và trường quyết tâm cao thì vẫn có cách |
Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường đại học tư thục thuộc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố. Luật Giáo dục Đại học đang được sửa đổi theo hướng là mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính để đảm bảo mặt bằng chung, nhưng cũng đảm bảo quyền tự chủ cho các trường, thông qua trao quyền này cho Hội đồng trường hay Hội đồng quản trị để quyết định nhân sự hiệu trưởng. Dự thảo hiện nay cũng đã bỏ thủ tục là hiệu trưởng trường ĐH tư thục thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà trực tiếp là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH tư thục do Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định. |
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.