- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Nội cấm việc lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu ngoài
UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm học 2018-2019.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm học 2018-2019.
Theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu các khoản: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng lạm thu
Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp thực hiện việc tiếp nhận các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng tại các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GD-ĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thụộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn và xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đã để xảy ra tình trạng lạm thu.
Ưu tiên các nguồn lực để huy động và phân bổ ngân sách cho giáo dục, đảm bảo chi thường xuyên: Tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các hoạt động giảng dạy, học tập cho các cơ sở giáo dục đảm bảo đúng quy định.
Thực hiện rà soát các văn bản quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và các quy định hiện hành, công khai minh bạch các khoản thu chi tài chính theo đúng quy định.
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở GD-ĐT chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp quản lý; Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền về mức thu học phí năm học 2018-2019 và các năm tiếp theo để nhân dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn hiểu và đồng thuận. Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp: Công khai mức thu học phí; tăng cường công tác nâng cao chất lượng dạy và học, không để xảy ra việc lạm thu và tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định; công tác thu, chi tài chính phải công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích.
Phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập năm học 2019-2020 và các năm tiếp theo theo nguyên tắc học phí hàng năm sẽ được điều chỉnh tăng dần trong khung quy định.
Đến năm học 2020-2021 mức thu học phí sẽ bằng mức cao nhất trong khung quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với vùng thành thị, nông thôn và bằng 50% mức cao nhất trong khung quy định đối với vùng miền núi.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.