- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hiệu quả đào tạo tiến sĩ thấp, kiến nghị thu hồi hơn 50 tỉ đồng
“Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (Đề án 911) tính đến hết năm 2016 không đạt được mục tiêu
Đề án 911 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ có tổng kinh phí 14.000 tỉ đồng với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đào tạo, bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ.
Hiệu quả thấp
Tổng chỉ tiêu đào tạo nghiên cứu sinh (NCS) của đề án giai đoạn 2012-2016 là 12.800 (đào tạo tiến sĩ trong nước 5.700 chỉ tiêu, tại nước ngoài 5.800 chỉ tiêu, đào tạo phối hợp là 1.300 chỉ tiêu).
Tính đến hết năm 2016, tổng số NCS trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là 4.024, đạt 31,4% so với chỉ tiêu của giai đoạn và bằng 17,5% của cả đề án.
Trong đó, có 787 NCS tốt nghiệp và được cấp bằng, đạt 6% so với chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,4% của cả đề án.
Về đào tạo tiến sĩ trong nước, tổng số NCS trúng tuyển đến hết năm 2016 là 2.062, đạt 36% so với chỉ tiêu đến năm 2016.
Chưa kể, số NCS trúng tuyển không dự học, bỏ dở không theo học hoặc chuyển sang nghiên cứu theo hình thức đại trà từ năm 2012-2016 là 143, chiếm 6,9% số NCS trúng tuyển (143/2.062).
Số NCS kết thúc thời gian nghiên cứu là 703. Trong đó, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ thành công cấp bằng là 222 (đạt 32% số NCS hết thời gian nghiên cứu): gồm tốt nghiệp đúng thời hạn là 165 NCS, chậm 1 năm là 46 NCS, chậm 2 năm là 8 NCS. Số NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp là 501 NCS.
Như vậy, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ cấp bằng đúng kỳ hạn tỉ lệ thấp 23% (165/703). Số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ thành công cấp bằng chậm chiếm tỉ lệ tương đối cao 77% (638/703). Số NCS bỏ học hoặc chuyển sang nghiên cứu đại trà là 143 người.
Về đào tạo ngoài nước, tính đến hết năm 2016 với chỉ tiêu là 5.800 NCS. Trong số 2.926 NCS trúng tuyển, đề án đã làm thủ tục cử đi học được 1.981 người (đạt 67%), bằng 34% so với chỉ tiêu của đề án tính đến năm 2016.
Nhưng nếu loại trừ 655 NCS của Đề án 356 tuyển vượt chỉ tiêu theo quy định chuyển sang thì số NCS nhập học chỉ là 1.306, bằng 23% chỉ tiêu của Đề án 911 đến năm 2016 và bằng 13% tổng chỉ tiêu của cả đề án (10.000 NCS).
Số NCS đào tạo ngoài nước bỏ không theo hết khóa học là 45 người.
Số NCS hoàn thành khoá học bảo vệ thành công về nước là 549, đạt 75% số NCS hết thời hạn nghiên cứu. Có 186 NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp.
Như vậy, số NCS đã hết thời gian nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc chậm 1 - 2 năm chiếm tỉ lệ tương đối cao 48% (355/735 NCS).
Về đào tạo tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường trong nước và ngoài nước: đến nay chỉ có 1 NCS đang nghiên cứu tại Pháp, đạt tỉ lệ rất thấp - 1/1.300 NCS theo kế hoạch giai đoạn và 1/3.000 NCS theo cả đề án.
Kiến nghị thu hồi
Báo cáo Kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 giai đoạn 2012-2016 hơn 1.436 tỉ đồng.
Theo Kiểm toán nhà nước, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chi, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí.
Cũng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, một trong những nguyên nhân khiến Đề án không đạt được mục tiêu đề ra là việc xây dựng đề án quá cao, thiếu cơ sở khảo sát đánh giá và không sát thực tế, dự kiến nguồn tuyển không đúng.
Cùng với đó, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ GD-ĐT được đánh giá thiếu quyết liệt và thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ triển khai nhiệm vụ với các vụ chức năng, các cơ sở đào tạo…
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD-ĐT, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 50,78 tỉ đồng. Trong đó, chủ yếu là học phí của NCS tại Cục Hợp tác quốc tế đã hết nhiệm vụ chi đến 30/7/2017 là 50,15 tỷ đồng; các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424 triệu đồng; thu hồi kinh phí chi cho NCS bỏ học hơn 207 triệu đồng.
Đồng thời, kiến nghị Bộ GD-ĐT hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỉ đồng và giảm kinh phí đề nghị quyết toán năm 2016 với số tiền hơn 48 triệu đồng.
Ở các bộ, ngành khác, khi kiểm tra đối chiếu, tổng số xử lý tài chính cũng lên đến hơn 6,3 tỉ đồng.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT chấn chỉnh trong công tác quản lý ngân sách tiền, tài sản Nhà nước.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.