- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hiệu trưởng kiểm điểm giáo viên đến ngất xỉu
Nghi ngờ giáo viên đánh học sinh, nữ hiệu trưởng tại Huế phạt cấp dưới nhiều lần làm kiểm điểm, khiến cô giáo lớn tuổi vốn suy nhược cơ thể nặng bị ngất xỉu, nhập viện cấp cứu.
Nghi ngờ giáo viên đánh học sinh, nữ hiệu trưởng tại Huế phạt cấp dưới nhiều lần làm kiểm điểm, khiến cô giáo lớn tuổi vốn suy nhược cơ thể nặng bị ngất xỉu, nhập viện cấp cứu.
Cách đây 5 năm, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh (sinh năm 1980, ngụ tại Huế) được lãnh đạo UBND thành phố Huế bổ nhiệm chức hiệu trưởng trường Mầm non (MN) An Đông (phường An Đông) khi tuổi đời còn rất trẻ.
Cũng từ đó, bà Thanh liên tục có những việc làm, cách xử lý công việc “không giống ai”, thậm chí trái quy định pháp luật, tàn nhẫn đối với thuộc cấp, khiến nhiều đồng nghiệp hoang mang, bức xúc.
Tháng 8/2016, dù chỉ mới nghe qua thông tin cô Dương Thị Trang (công tác cùng trường) đánh học sinh, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh vội vàng họp hội đồng sư phạm, lấy phiếu kín để “buộc tội” nữ giáo viên Trang có sai phạm.
Cuộc họp kéo dài từ 17h30 đến gần 23h, dù trước đó hàng chục nữ giáo viên vừa trải qua một ngày ròng vất vả nuôi giữ trẻ.
Trường Mầm non An Đông. Ảnh: Tiền Phong.
Những ngày sau đó, bà hiệu trưởng tiếp tục “trừng phạt” giáo viên gần tuổi nghỉ hưu Dương Thị Trang với “độc chiêu” quen thuộc là bắt làm kiểm điểm. Đỉnh điểm là ngày 19/9/2016, cô Trang bị buộc phải làm việc trực tiếp với hiệu trưởng, tiếp tục viết kiểm điểm nhiều giờ, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, ngồi không vững trên ghế.
Hậu quả, cô Trang bị ngất xỉu, gục ngay trên bàn làm việc vào thời điểm gần 12h trưa, phải cấp cứu tại khoa Cấp cứu Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Huế - nơi chuyên dành điều trị bệnh nhân nguy kịch.
Liên quan hành vi tùy tiện tìm cách buộc tội cấp dưới, ngày 12/1, UBND thành phố Huế có văn bản kết luận, việc hiệu trưởng trường MN An Đông lấy phiếu kín trong hội đồng sư phạm để làm cơ sở xử lý giáo viên nghi có vi phạm là tùy tiện, nóng vội, trái quy định pháp luật.
Việc cô Trang bị ngất ngay tại trường khi làm việc với hiệu trưởng, kết luận của UBND thành phố Huế cũng chỉ rõ: Cô Thanh (hiệu trưởng) đã không có động thái chỉ đạo khẩn cấp để cấp cứu kịp thời mà chờ người nhà cô Dương Thị Trang đến chở đi cấp cứu và nhập viện điều trị từ ngày 19/9/2016 đến 13/10/2016 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Hành vi này là thiếu khoa học, thiếu trách nhiệm, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Sai phạm nối tiếp sai phạm
Theo nhiều giáo viên trường MN An Đông, vụ việc bà Thanh tìm cách “buộc tội”, ép một nữ giáo viên bằng tuổi mẹ mình viết kiểm điểm qua nhiều giờ đồng hồ khi sức khỏe suy kiệt, stress, dẫn đến ngất xỉu, nhập viện cấp cứu trong tình trạng “thập tử nhất sinh” chỉ là vấn đề giọt nước tràn ly. Suốt thời gian làm hiệu trưởng, bà Thanh còn gây ra nhiều chuyện “động trời” khác.
Cụ thể, tháng 7/2014, mặc dù cô giáo Liêu Linh Châu vừa trải qua phẫu thuật, còn nằm viện điều trị, sức khỏe rất yếu, bà Thanh vẫn yêu cầu gọi điện buộc về trường để họp gấp.
Trước thời điểm cô Châu nhập viện một ngày, bà Thanh từng nhắn tin “đe” với người mắc bệnh nặng: “Thanh còn nghe chị nói linh tinh một lần nữa thì sẽ không hay mô…”, “Tốt nhất chị nên nói cẩn thận, biết thì nói, không biết thì không nên nói lung tung. Sẽ có hậu quả không tốt đâu”.
Từ sự việc thiếu tình người này, lãnh đạo thành phố Huế khẳng định bà Thanh đã “ứng xử không văn minh, lịch sự trong giao tiếp với đồng nghiệp”.
Tháng 6/2015, nghi ngờ cô giáo Tống Thị Phương Thảo dùng điện thoại cá nhân để ghi âm trong một cuộc họp nhà trường, bà Thanh đã rượt đuổi cô giáo này ra tận cổng trường, giằng co lấy điện thoại kiểm tra nội dung bên trong, gây nên hình ảnh bạo lực, phản cảm đối với giáo viên và người dân xung quanh.
Lãnh đạo thành phố Huế cho biết hành vi đó của bà Thanh thể hiện “cách ứng xử không đúng, gây phản cảm trong giao tiếp với đồng nghiệp, không đúng tác phong một người lãnh đạo”.
Ngày 4/9/2016, một giáo viên báo mất điện thoại di động khi đến trang hoàng hội trường cùng nhiều đồng nghiệp chuẩn bị khai giảng năm học mới. Bà Thanh chỉ đạo bảo vệ chốt cổng trường “nhốt” toàn bộ giáo viên có mặt hôm đó đến 20h10 để lục soát cốp xe, túi xách, tư trang.
Sau cùng, bà Thanh nghi ngờ một giáo viên vì nuôi con nhỏ phải về sớm lấy trộm điện thoại, khiến cô này hết sức bức xúc, yêu cầu công an cần làm rõ để bảo vệ danh dự.
Lãnh đạo thành phố Huế khẳng định bà Thanh chỉ đạo khám xét túi xách, tư trang và cốp xe của giáo viên, nhân viên là việc làm “tùy tiện, không đúng thẩm quyền, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của giáo viên, nhân viên nhà trường”.
Vẫn ung dung tại vị
Điều khó hiểu là đến nay, vị nữ hiệu trưởng này vẫn ung dung vô sự, khiến nhiều giáo viên hoang mang, lo sợ bị trả thù, trù dập và nghi ngờ có sự “chống lưng”, bao che. Những ngày gần đây, nhiều giáo viên Trường MN An Đông viết đơn kêu cứu đến báo chí, yêu cầu làm rõ khi nào UBND thành phố Huế mới xử lý kỷ luật, chuyển công tác bà Thanh.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế, cho biết đã yêu cầu Phòng Nội vụ phối hợp Phòng GD&ĐT tham mưu điều chuyển bà Nguyễn Thị Hồng Thanh sang đơn vị khác.
“Do bận làm công tác tuyển dụng đầu năm 2017, hai đơn vị trên chưa có thời gian xử lý thuyên chuyển bà Thanh. Quan điểm của thành phố là thực hiện đúng như kết luận trước đây”, ông Thành giải thích.
Còn theo chia sẻ của ông Phan Nam, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Huế, "cũng may, cô Dương Thị Trang sau khi đi viện đã bình phục sức khỏe, chứ có mệnh hệ gì, bản thân tôi cũng khó gánh nổi trách nhiệm”.
Cách đây 5 năm, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh (sinh năm 1980, ngụ tại Huế) được lãnh đạo UBND thành phố Huế bổ nhiệm chức hiệu trưởng trường Mầm non (MN) An Đông (phường An Đông) khi tuổi đời còn rất trẻ.
Cũng từ đó, bà Thanh liên tục có những việc làm, cách xử lý công việc “không giống ai”, thậm chí trái quy định pháp luật, tàn nhẫn đối với thuộc cấp, khiến nhiều đồng nghiệp hoang mang, bức xúc.
Tháng 8/2016, dù chỉ mới nghe qua thông tin cô Dương Thị Trang (công tác cùng trường) đánh học sinh, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh vội vàng họp hội đồng sư phạm, lấy phiếu kín để “buộc tội” nữ giáo viên Trang có sai phạm.
Cuộc họp kéo dài từ 17h30 đến gần 23h, dù trước đó hàng chục nữ giáo viên vừa trải qua một ngày ròng vất vả nuôi giữ trẻ.
Trường Mầm non An Đông. Ảnh: Tiền Phong.
Những ngày sau đó, bà hiệu trưởng tiếp tục “trừng phạt” giáo viên gần tuổi nghỉ hưu Dương Thị Trang với “độc chiêu” quen thuộc là bắt làm kiểm điểm. Đỉnh điểm là ngày 19/9/2016, cô Trang bị buộc phải làm việc trực tiếp với hiệu trưởng, tiếp tục viết kiểm điểm nhiều giờ, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, ngồi không vững trên ghế.
Hậu quả, cô Trang bị ngất xỉu, gục ngay trên bàn làm việc vào thời điểm gần 12h trưa, phải cấp cứu tại khoa Cấp cứu Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Huế - nơi chuyên dành điều trị bệnh nhân nguy kịch.
Liên quan hành vi tùy tiện tìm cách buộc tội cấp dưới, ngày 12/1, UBND thành phố Huế có văn bản kết luận, việc hiệu trưởng trường MN An Đông lấy phiếu kín trong hội đồng sư phạm để làm cơ sở xử lý giáo viên nghi có vi phạm là tùy tiện, nóng vội, trái quy định pháp luật.
Việc cô Trang bị ngất ngay tại trường khi làm việc với hiệu trưởng, kết luận của UBND thành phố Huế cũng chỉ rõ: Cô Thanh (hiệu trưởng) đã không có động thái chỉ đạo khẩn cấp để cấp cứu kịp thời mà chờ người nhà cô Dương Thị Trang đến chở đi cấp cứu và nhập viện điều trị từ ngày 19/9/2016 đến 13/10/2016 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Hành vi này là thiếu khoa học, thiếu trách nhiệm, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Sai phạm nối tiếp sai phạm
Theo nhiều giáo viên trường MN An Đông, vụ việc bà Thanh tìm cách “buộc tội”, ép một nữ giáo viên bằng tuổi mẹ mình viết kiểm điểm qua nhiều giờ đồng hồ khi sức khỏe suy kiệt, stress, dẫn đến ngất xỉu, nhập viện cấp cứu trong tình trạng “thập tử nhất sinh” chỉ là vấn đề giọt nước tràn ly. Suốt thời gian làm hiệu trưởng, bà Thanh còn gây ra nhiều chuyện “động trời” khác.
Cụ thể, tháng 7/2014, mặc dù cô giáo Liêu Linh Châu vừa trải qua phẫu thuật, còn nằm viện điều trị, sức khỏe rất yếu, bà Thanh vẫn yêu cầu gọi điện buộc về trường để họp gấp.
Trước thời điểm cô Châu nhập viện một ngày, bà Thanh từng nhắn tin “đe” với người mắc bệnh nặng: “Thanh còn nghe chị nói linh tinh một lần nữa thì sẽ không hay mô…”, “Tốt nhất chị nên nói cẩn thận, biết thì nói, không biết thì không nên nói lung tung. Sẽ có hậu quả không tốt đâu”.
Từ sự việc thiếu tình người này, lãnh đạo thành phố Huế khẳng định bà Thanh đã “ứng xử không văn minh, lịch sự trong giao tiếp với đồng nghiệp”.
Tháng 6/2015, nghi ngờ cô giáo Tống Thị Phương Thảo dùng điện thoại cá nhân để ghi âm trong một cuộc họp nhà trường, bà Thanh đã rượt đuổi cô giáo này ra tận cổng trường, giằng co lấy điện thoại kiểm tra nội dung bên trong, gây nên hình ảnh bạo lực, phản cảm đối với giáo viên và người dân xung quanh.
Lãnh đạo thành phố Huế cho biết hành vi đó của bà Thanh thể hiện “cách ứng xử không đúng, gây phản cảm trong giao tiếp với đồng nghiệp, không đúng tác phong một người lãnh đạo”.
Ngày 4/9/2016, một giáo viên báo mất điện thoại di động khi đến trang hoàng hội trường cùng nhiều đồng nghiệp chuẩn bị khai giảng năm học mới. Bà Thanh chỉ đạo bảo vệ chốt cổng trường “nhốt” toàn bộ giáo viên có mặt hôm đó đến 20h10 để lục soát cốp xe, túi xách, tư trang.
Sau cùng, bà Thanh nghi ngờ một giáo viên vì nuôi con nhỏ phải về sớm lấy trộm điện thoại, khiến cô này hết sức bức xúc, yêu cầu công an cần làm rõ để bảo vệ danh dự.
Lãnh đạo thành phố Huế khẳng định bà Thanh chỉ đạo khám xét túi xách, tư trang và cốp xe của giáo viên, nhân viên là việc làm “tùy tiện, không đúng thẩm quyền, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của giáo viên, nhân viên nhà trường”.
Vẫn ung dung tại vị
Điều khó hiểu là đến nay, vị nữ hiệu trưởng này vẫn ung dung vô sự, khiến nhiều giáo viên hoang mang, lo sợ bị trả thù, trù dập và nghi ngờ có sự “chống lưng”, bao che. Những ngày gần đây, nhiều giáo viên Trường MN An Đông viết đơn kêu cứu đến báo chí, yêu cầu làm rõ khi nào UBND thành phố Huế mới xử lý kỷ luật, chuyển công tác bà Thanh.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế, cho biết đã yêu cầu Phòng Nội vụ phối hợp Phòng GD&ĐT tham mưu điều chuyển bà Nguyễn Thị Hồng Thanh sang đơn vị khác.
“Do bận làm công tác tuyển dụng đầu năm 2017, hai đơn vị trên chưa có thời gian xử lý thuyên chuyển bà Thanh. Quan điểm của thành phố là thực hiện đúng như kết luận trước đây”, ông Thành giải thích.
Còn theo chia sẻ của ông Phan Nam, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Huế, "cũng may, cô Dương Thị Trang sau khi đi viện đã bình phục sức khỏe, chứ có mệnh hệ gì, bản thân tôi cũng khó gánh nổi trách nhiệm”.
Theo Tiền phong
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.