- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hoàng tử nhí Nhật Bản được nuôi dạy thế nào trong gia đình hoàng gia?
Khác với những công chúa hoàng tử nhí khác trên khắp thế giới, Hoàng tử Nhật Bản – người nắm giữ vị trí Thiên hoàng trong tương lai được nuôi dạy một cách vô cùng kín đáo và đáng nể phục.
Khác với những công chúa hoàng tử nhí khác trên khắp thế giới, Hoàng tử Nhật Bản – người nắm giữ vị trí Thiên hoàng trong tương lai được nuôi dạy một cách vô cùng kín đáo và đáng nể phục.
Hoàng tử Hisahito, vừa bước sang tuổi thứ 10 ngày 6/9 vừa qua, là
người con trai duy nhất được sinh ra trong vòng 4 thập kỷ qua tại gia
đình hoàng gia lâu đời nhất thế giới. Hoàng tử Hisahito là con của Thái
tử Akishino - em trai Hoàng thái tử Naruhito.
Trong một video mới đây vào hồi tháng 8, Thiên hoàng Nhật Bản cho biết
ông muốn nhường lại vị trí cho con trai cả, Hoàng thái tử Naruhito. Theo
luật kế vị Nhật Bản, chỉ có nam giới sẽ được truyền ngôi sau khi Thiên
hoàng thoái vị. Do vậy, người con duy nhất của ông Naruhito, công chúa
Aiko 14 tuổi sẽ không thể kế vị ngôi vua. Thay vào đó, người em trai của
ông là Hoàng thái tử Akishino sẽ ở dòng kế thừa thứ 2 và con trai ông,
Hoàng tử Hisahito sẽ nắm giữ vị trí thứ 3 trong danh sách kế thừa. Vì
thế, vị hoàng tử nhí này sẽ trở thành Thiên hoàng Nhật Bản trong tương
lai.
Hoàng tử Hisahito vừa bước sang tuổi thứ 10 ngày 6/9 vừa qua.
Tuy nhiên, cách vị hoàng tử nhí này được nuôi dạy lại vô cùng khác so với những hoàng tử, công chúa khác và khiến không ít người bất ngờ.
Đi học ở trường bình dân
Hoàng tử Akishino - bố của cậu bé đã cho Hoàng tử bé – người sẽ kế nhiệm
ngai vàng theo một bước ngoặt khác. Hisahito được gửi vào một trường
tiểu học bình dân. Quyết định này đã gây ngỡ ngàng với công chúng Nhật
Bản khi đi ngược lại với truyền thống của Hoàng gia Nhật
Bản. Hoàng tử bé học trường tiểu học thuộc ĐH Ochanomizu ở Bunkyo,
Tokyo. Cậu là thành niên nam đầu tiên trong gia đình hoàng gia thời kỳ
hậu Thế chiến thứ 2 không theo học Trường tiểu học Gakushuin – ngôi
trường mà các thành viên hoàng gia thường theo học.
Hình ảnh Hoàng tử bé ngày đầu tiên đi học 4 năm về trước.
Quyết định này được cho là một nỗ lực của cha mẹ cậu nhằm giúp con trai
được nhận một nền giáo dục bình thường như những đứa trẻ khác và không
có bất cứ sự đối xử đặc biệt nào. Một ngày nào đó Hoàng tử bé Hisahito
sẽ kế vị ngai vàng và việc đi học ở một ngôi trường bình thường sẽ giúp
cậu chuẩn bị cho một vị trí là biểu tượng của cả Nhà nước và sự thống
nhất của người dân Nhật Bản.
Theo một quan
chức của Cơ quan điều hành hoàng gia, trường tiểu học bình dân được
chọn cho Hoàng tử là bởi vì “hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để
trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, Hoàng tử bé phải có
những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn
gốc khác nhau và phải hiểu được cảm xúc của những người dân bình
thường”.
Hình ảnh mới đây nhất của Hoàng tử Hisahito và hai chị gái -Công chúa Mako và Kako.
Ông
Takashi Mikuriya – giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Tokyo đánh giá cao
điều đó, ông nói: "Các hoàng đế thời tiền chiến hiếm khi bước ra khỏi
cung điện. Nhưng sau chiến tranh, hoàng đế đã bắt đầu tương tác với
người dân, cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ. Quan điểm hiện tại của
hoàng gia đang được người dân ủng hộ. Việc một hoàng đế biểu tượng hiểu
được cảm xúc của người dân và nói với họ những điều họ cần nghe là rất
cần thiết. Điều này chỉ có thể được học khi có những hiểu biết bình
dân."
Không có bất kì sự phân biệt đối xử nào ở trường
Trong ngôi trường Hoàng tử Hisahito đang học, học sinh của trường
Ochanomizu xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau và tất cả các học sinh
được đối xử hoàn toàn bình đẳng. Dù Hisahito là Hoàng tử, và còn là
người kế nhiệm trong tương lai, nhưng nhà trường cho biết, chế độ học
tập và sinh hoạt của cậu bé sẽ như những học sinh bình thường khác.
Hoàng tử được đối xử như bao bạn bè khác ở trường.
Điều đặc biệt, trong buổi lễ khai giảng của Hoàng tử bé Hisahito, các
giáo viên cũng nhận được đề nghị từ Hoàng gia không gọi tên Hoàng tử kèm
theo chức vị. Tên của Hoàng tử bé “Akishinonomiya Hisahito” được một
giáo viên của trường tiểu học đọc to trước toàn thể học sinh và quan
khách giống như những học sinh bình thường khác. Đáp lại, Hoàng tử bé
Hisahito nhiệt tình hô vang: “Vâng”. Hành động ấy của Hoàng tử bé khiến
cho tất cả những người dự buổi lễ khai giảng rất xúc động.
Sống một cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác
Shinji Yamashita, một cựu nhân viên từng làm việc trong cơ quan thuộc
hoàng cung, nay là nhà báo chuyên viết về hoàng tộc, nhận định: “Tôi
không nghĩ là Hoàng tử Hisahito chơi trò chơi điện tử. Nhưng dường như
cậu ấy có một tuổi thơ không bị bó buộc.”
Được biết, cũng như bất cứ đứa trẻ nào, Hisahito cũng thích nô đùa ngoài vườn cùng các chị gái, thích đuổi bướm, bắt côn trùng chơi. Hisahito cũng thích đạp xe có 2 bánh phụ giữ thăng bằng mà chị gái cậu là Công chúa Mako và Kako trước đây thường dùng.
Được biết, cũng như bất cứ đứa trẻ nào, Hisahito cũng thích nô đùa ngoài vườn cùng các chị gái, thích đuổi bướm, bắt côn trùng chơi. Hisahito cũng thích đạp xe có 2 bánh phụ giữ thăng bằng mà chị gái cậu là Công chúa Mako và Kako trước đây thường dùng.
Hisahito cũng thích nô đùa ngoài trời và đạp xe như bao đứa trẻ khác.
Hình ảnh đạp xe đáng yêu vô cùng của Hoàng tử làm tan chảy biết bao trái tim.
Xắn tay học… làm nông
Hình ảnh làm nông giản dị. gần gũi của Hoàng tử bé làm mọi người thêm yêu mến.
Kể
từ mùa thu năm 2015, thái tử Akishino cho làm cánh đồng nhỏ trong hoàng
cung để các con cùng trồng lúa và thu hoạch rau củ. Chính vì thế, hoàng
tử Hisashito và hai công chúa Kako, Mako đều được dạy tham gia vào công
việc đồng áng. Hình ảnh Hisashito hồ hởi khi tự tay cuốc đất và thăm
thú ruộng lúa trong khu nông trại của gia đình khiến nhiều người thêm
yêu mến vị hoàng tử trẻ tuổi có cuộc sống giản dị, gần gũi.
Hoàng tử Hisahito thường làm vườn cùng với hai chị gái của mình.
Được dạy phải biết luôn nhớ về nguồn cội
Hoàng
tử và công chúa Akishino đưa Hoàng tử bé Hisahito thường được bố mẹ là
Hoàng tử và công chúa Akishino đưa tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu –
hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản ở tỉnh Nara và lăng mộ của Hoàng đế
Showa, Hoàng hậu Kojun ở Tokyo cũng như đài tưởng niệm Ise Grand Shrines
ở tỉnh Mie.
Hoàng
tử Hisahito cũng thường xuyên tới thăm ông bà nội, gần đây nhất là tại
Cung điện hoàng gia vào cuối tuần. Nói về hoạt động này, Hoàng tử và
công chúa Akishino cho biết, họ muốn con luôn nhớ đến cội nguồn và gốc
gác, dân tộc cũng như sứ mệnh của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.