Học sinh Hà Nội và muôn vàn nỗi lo lắng sau lễ khai giảng

Năm học mới đã chính thức bắt đầu sau lễ khai giảng được tổ chức ngày 5.9, tuy nhiên cùng với đó là vô vàn những nỗi lo lắng của học sinh và phụ huynh.

Năm học mới đã chính thức bắt đầu sau lễ khai giảng được tổ chức ngày 5.9, tuy nhiên cùng với đó là vô vàn những nỗi lo lắng của học sinh và phụ huynh.

Chưa chốt phương án thi lớp 10, học sinh cuối cấp 2 lo lắng

Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn chưa chốt phương án thi vào lớp 10 mà mới chỉ dừng lại ở việc đề ra 3 phương án thi. Trong đó phương án thi hai môn Văn, Toán cộng với bài thi các môn tổ hợp khiến nhiều học sinh lo lắng, bởi tổ hợp là kiến thức nhiều môn, đến giờ vẫn chưa chốt phương án khiến các em lo lắng trong quá trình ôn luyện.

Đến thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa chốt phương án thi lớp 10 (ảnh minh họa).

Nguyễn Khánh Linh (lớp 9 trường THPT Lương Thế Vinh) cho biết, mọi năm chỉ thi Toán, Văn, còn năm nay nếu thi thêm các môn tổ hợp nữa thì áp lực học tập sẽ cao hơn, nặng hơn cho cả học sinh, phụ huynh và các thầy cô.

“Nếu như năm nay chốt phương án phải thi thêm các môn phụ, quả thật rất khó khăn bởi năm nay là năm đầu tiên áp dụng, không hề có tài liệu ôn tập gì của các năm trước, chúng em không biết phải khoanh vùng kiến thức như thế nào. Việc phân chia thời gian để học đều tất cả các môn là rất khó. Nếu như chốt phương án sớm hơn, chúng em sẽ thuận lợi hơn trong quá trình ôn luyện”.

Cùng tâm trạng, em Vũ Minh Phượng cho biết, nếu như năm nay thêm các môn phụ mà hiện tại vẫn chưa chốt phương án sẽ gây áp lực lớn của các bạn học sinh. “Năm nay là cuối cấp, việc học tập của em nặng nề hơn nhiều. Em mong phương án thi được chốt sớm hơn để có kế hoạch ôn luyện, những môn phụ phải đòi hỏi chúng em học thuộc khá nhiều, nếu đến tháng 3 mới thông báo thì quả thật rất khó cho chúng em” – Vũ Minh Phượng cho biết.

Trường tổ chức học luân phiên, phụ huynh lo lắng tìm chỗ gửi con

Là ngôi trường có đông học sinh nhất nhì Hà Nội, với sĩ số mỗi lớp 1 lên tới 45, 50 em nhiều phụ huynh có con học ở trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) đang lo lắng tìm chỗ gửi con khi các lớp phải học luân phiên để có phòng học.

Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An tham dự lễ khai giảng năm học 2018-2019. Ảnh: Vnexpress

Chị Hoàng T.K (Phụ huynh) cho biết, lớp của con chị được xếp học vào thứ 2,4,6,7 và nghỉ thứ 3,5, chủ nhật. “Học thứ 7 cũng không sao nhưng nghỉ 2 ngày giữa tuần thì hầu như các bố mẹ đều bức xúc, vì chủ yếu là các gia đình trẻ, không có ông bà hay người giúp việc, bố mẹ cũng ko thể nghỉ làm 2 ngày để ở nhà trông con, và càng không thể để con ở nhà 1 mình cả ngày được” - chị K nói.

Còn chị Nguyễn.T.T có con năm nay lên lớp 1 cũng đã phải lên kế hoạch nhờ ông bà, người thân lên trông giúp những ngày con mình nghỉ học để nhường chỗ cho các lớp khác.

Một phụ huynh khác cho biết, sĩ số mỗi lớp quá đông cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tiếp thu kiến thức của các em, do đó ở nhà, bố mẹ cũng phải dành nhiều thời gian hơn để học cùng con.


Theo Lao động


sĩ số đông

phương án thi lớp 10

khai giảng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.