- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh lớp 6 tử vong khi đi ngoại khóa
Sự việc diễn ra vào khoảng 13h chiều ngày 5/4 trong chuyến đi ngoại khóa đến thác Thăng Thiên (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình).
Sự việc diễn ra vào khoảng 13h chiều ngày 5/4 trong chuyến đi ngoại khóa đến thác Thăng Thiên (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình).
Trao đổi với PV, bà Trần Thị Mỹ Lâm, Hiệu trưởng Trường THCS Xuân La cho biết, khi vừa đến trước cổng khu thác Thăng Thiên thì cháu N. bỗng ngã xuống và bất tỉnh. Theo bà Lâm, sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của mọi người và các học sinh khác.
“Tất cả các xe đều phải dừng lại ở ngoài cổng khu vực thác và tất cả mọi người đều phải đi bộ để di chuyển đến cổng. Sự việc diễn ra quá nhanh, trên đường đi về cổng thì em S. ngã xuống. Tôi vừa bước chân xuống khỏi xe phía sau thì nhận được cuộc điện thoại của giáo viên báo rằng có một học sinh bị ngất. Khi tôi chạy đến nơi thì thấy nhân viên y tế đang sơ cứu và khi thấy tín hiệu có vẻ không khả quan thì gọi xe cấp cứu đưa sang trung tâm y tế. Dù các bác sĩ đã hết lòng cứu chữa song cháu S. đã không qua khỏi”.
Bà Lâm cho hay, sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã thông tin ngay và gia đình em S. cũng đã tới tận nơi hiện trường vụ việc và trao đổi với các bác sĩ.
“Đây là tai nạn đáng tiếc mà chẳng ai mong muốn, phía gia đình cũng hiểu sự việc và không có ý kiến gì hay yêu cầu tiến hành làm pháp y mà chỉ mong đưa cháu về”.
Bà Lâm cho biết, bản thân bà cùng các giáo viên của nhà trường cũng đã túc trực cùng gia đình từ khi xảy ra sự việc để chia sẻ và lo hậu sự cho cháu N.
Theo bà Lâm, chuyến đi ngoại khóa là hoạt động nằm trong kế hoạch năm học của nhà trường, đã trình xin ý kiến của phòng GD-ĐT quận Tây Hồ phê duyệt và có thỏa thuận với phụ huynh học sinh về đăng ký tham gia trước đó.
Đầu năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đã từng có công văn yêu cầu các trường trên địa bàn muốn tổ chức hoạt động ngoại khóa phải nhận được sự đồng ý bằng văn bản của Sở.
Trong đó yêu cầu xây dựng kế hoạch tổ chức công khai, minh bạch, phân công trách nhiệm cụ thể, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, đặc biệt chú ý các phương án phòng chống tai nạn thương tích và các điều kiện an toàn khác. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý các trường cần lựa chọn địa điểm phù hợp với lứa tuổi học sinh và phải được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.
“Hiệu trưởng các trường phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc sở về tổ chức hoạt động ngoại khoá của trường”, công văn của Sở nêu rõ.
Dành 3-5 phút trước khi tan trường nhắc học sinh phòng chống tai nạn đuối nước
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, CĐ, trung cấp sư phạm về việc tăng cường phòng, chống tai nạn đuối nước học sinh, sinh viên dịp hè năm 2018.
Bộ GD-ĐT nhìn nhận tai nạn đuối nước luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với học sinh, sinh viên nên việc đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn đuối nước là nhiệm vụ được chú trọng, đặc biệt trong thời gian học sinh, sinh viên chuẩn bị nghỉ hè.
Để chủ động đề phòng, hạn chế các vụ tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng đối với học sinh, sinh viên trong dịp hè năm 2018, Bộ yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc tuân thủ các quy định về phòng chống tai nạn đuối nước; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng cho học sinh, sinh viên.
Riêng với các trường phổ thông, Bộ GD-ĐT đề nghị hàng ngày giáo viên dành 3-5 phút các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường để quán xuyến, nhắc nhở khuyến cáo các em tuyệt đối không được đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng.
Cùng đó, phối hợp với chính quyền, tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, các lớp học bơi, học kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước trong thời gian nghỉ hè. Chủ động, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt…, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên.
Phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện các điểm nóng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước và tổ chức cảnh báo kịp thời. Xử lý, khắc phục, giải quyết khi có sự việc xảy ra và kịp thời báo cáo về Bộ.
Theo Thanh Hùng (VietNamNet)
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.