Học sinh mất 700 phút luyện tập cho 105 bài tập về nhà dịp Tết

Nhìn ảnh chụp bản phô tô các bài toán trong bài báo “Cô giáo giao hơn 100 bài tập Tết cho học sinh lớp 3”, không phải chỉ có phụ huynh HS lớp 3A xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc không tin vào mắt mình mà chính tôi, một giáo viên, cũng không thể tin nổi.

Nhìn ảnh chụp bản phô tô các bài toán trong bài báo “Cô giáo giao hơn 100 bài tập Tết cho học sinh lớp 3”, không phải chỉ có phụ huynh HS lớp 3A xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc không tin vào mắt mình mà chính tôi, một giáo viên, cũng không thể tin nổi.

Phải công nhận chép tay 8 trang giấy là một sự chịu khó của cô giáo chủ nhiệm lớp 3A.

Với 8 trang giấy này, cộng với việc sưu tầm các bài toán, có lẽ cô giáo D. phải mất cả ngày mới xong việc.

Vấn đề đáng nói ở chỗ, cô giáo chỉ mất 1 ngày để viết đề bài, nhưng HS thì làm đến bao giờ cho hết 105 bài tập được giao?

Học sinh mất 700 phút luyện tập cho 105 bài tập về nhà dịp Tết

Theo chương trình trong sách giáo khoa Toán tiểu học, một tiết luyện tập thường có 4 bài tập và HS phải làm trong 40 phút.

Trừ đi thời gian gợi ý, chữa bài, mỗi bài tập các em thực làm khoảng 7 phút.

Vậy thì 105 bài tập nói ở đây, mỗi HS phải mất hơn 700 phút mới làm xong.

Quy đổi ra, tương đương khoảng 18 tiết học. Vậy là, tuy nghỉ Tết nhưng HS lớp 3A của cô D. vẫn phải luyện tập 18 tiết quy đổi. Những bài toán này, đa số HS lớp 3 cắn bút…

Nhưng bài tập này, HS đại trà không làm được Những bài toán trong bức ảnh mà cô D. giao cho toàn bộ HS lớp 3A là toán nâng cao. Có bài rất khó.

Chẳng hạn, bài 96: “Hiện nay tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ và bằng 1/7 tuổi bố. Hỏi trước khi sinh người con đó thì mẹ bao nhiêu tuổi? Bố bao nhiêu tuổi? Biết mẹ kém bố 5 tuổi.”

Muốn giải được bài này, HS có nhiều cách giải nhưng cách giải thông thường nhất là phải coi tuổi con là 1 phần, tuổi mẹ 6 phần và tuổi bố 7 phần.

Vì mẹ kém bố 1 phần và kém bố 5 tuổi nên 1 phần ứng với 5 tuổi. Suy ra hiện nay mẹ 30 tuổi và trước khi sinh con thì mẹ 25 tuổi và bố 30 tuổi. (Câu hỏi này rất khiên cưỡng vì trước khi sinh con mẹ có thể là 24 tuổi).

Những bài toán sau bài 96 cũng đều là toán "khủng". Trong khi đó, HS lớp 3 mới học xong bảng nhân, chia và bước đầu làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.

Như vậy, những bài toán cô giáo chủ nhiệm lớp 3A giao trên đây đa phần HS không làm được, ngoại trừ số ít được dạy toán khó trong một quá trình dài.

Giao bài tập như thế này, thực chất là giao cho cha mẹ HS. Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A giao 105 bài tập khó cho cả lớp mang về làm Tết dù là chỉ điền đáp số thì đa phần HS lớp 3 không làm nổi vì biết cách giải mới có đáp số. Vậy là nhiệm vụ giải toán được chuyển sang bố mẹ HS. Nếu bố mẹ chịu thì đến ông bà các cháu. Ông bà các cháu cũng chịu nốt thì bố mẹ các cháu lại phải đi hỏi hàng xóm hoặc người quen… Nếu vậy thì rất dễ xả ra trường hợp cả gia đình, cả xóm, thậm chí nửa làng cùng lao vào giải toán giúp HS lớp 3A… Với việc giao 105 bài toán khủng cho HS của mình, phải chăng cô giáo chủ nhiệm lớp 3A muốn thử sức và luyện toán cho đông đảo bà con trong làng trong xóm chứ không phải củng cố kiến thức cho HS lớp 3A?

Mong các thầy cô giáo hãy thận trọng trong từng thao tác và đừng làm những việc sai lầm không đáng xảy ra như vậy.

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.