Đây là lứa học sinh đầu tiên của “thế hệ 10X” – những người sinh ra từ năm 2000 – tham dự kỳ thi.
Trong số 925.753 thí sinh đăng ký dự thi, cho đến chiều qua đã có 98,58% học sinh có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục.
Năm nay, cả nước có 2.144 điểm thi với 39.689 phòng thi. Để phục vụ kỳ thi, Bộ GD-ĐT đã điều động 45.000 cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng.
Phương thức thi để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để xét tuyển đại học (thường được gọi là "thi 2 trong 1") được bắt đầu từ năm 2016 sau thời gian dài cả nước có 2 kỳ thi độc lập quy mô quốc gia (thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ). Tất cả các bài thi đều là trắc nghiệm, trừ môn Ngữ văn.
Động viên con vững tin trước giờ làm bài. Ảnh chụp sáng 25/6 tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Lê Anh Dũng
Thí sinh có mặt tại trường thi từ 6h30 sáng. Ảnh chụp tại Hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM). Ảnh: Tuấn Kiệt
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, phó ban chỉ đạo kỳ thi cho biết: Về cơ bản, kỳ thi năm nay giữ ổn định như năm 2017 và có một số điểm mới.
Nội dung đề thi nằm trong cả chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó lớp 12 chiếm 80%. Các môn Khoa học Tự nhiên cũng sẽ có những câu hỏi liên quan tới thí nghiệm, thực hành, đồng thời nâng cao độ phân hoá của đề thi.
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: Thanh Tùng
Thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn, môn duy nhất thi theo hình thức tự luận. Ảnh: Thanh Hùng
Năm nay, thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp KHTN và KHXH phải thi đầy đủ 2 bài thi này mới được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thời gian chuyển tiếp giữa các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp rút ngắn xuống còn 10 phút thay vì 20 phút như năm 2017. Điều chỉnh này nhằm đảm bảo tính an toàn, phù hợp với thực tế.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, phó ban chỉ đạo kỳ thi cho biết: Về cơ bản, kỳ thi năm nay giữ ổn định như năm 2017 và có một số điểm mới.
Nội dung đề thi nằm trong cả chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó lớp 12 chiếm 80%. Các môn Khoa học Tự nhiên cũng sẽ có những câu hỏi liên quan tới thí nghiệm, thực hành, đồng thời nâng cao độ phân hoá của đề thi.
Năm nay, thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp KHTN và KHXH phải thi đầy đủ 2 bài thi này mới được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thời gian chuyển tiếp giữa các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp rút ngắn xuống còn 10 phút thay vì 20 phút như năm 2017. Điều chỉnh này nhằm đảm bảo tính an toàn, phù hợp với thực tế.
Một điểm mới trong công tác giám thị nữa là túi đựng bài thi niêm phong phải có chữ ký của Phó trưởng điểm thi là cán bộ của các trường ĐH, CĐ.
Đáng lưu ý, tính chất sát sao của kỳ thi đã tăng lên, với quy định: Điểm thi được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Thay đổi đáng kể nữa là điểm ưu tiên giữa các vùng miền sẽ được giảm xuống còn một nửa.
Tỷ lệ thí sinh chỉ xét tốt nghiệp so với thí sinh xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018
Một trong những điểm mới lớn nhất năm nay là Bộ GD-ĐT sẽ không đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các tổ hợp môn thi của các bậc ĐH, CĐ, trừ các ngành đào tạo sư phạm.
Để thực hiện mục tiêu đào tạo sinh viên sư phạm đáp ứng đủ nhu cầu của các địa phương, năm nay, Bộ GD-ĐT đã cắt tổng số chỉ tiêu dành cho khối ngành Sư phạm – giảm 38% so với chỉ tiêu năm ngoái (còn 35.590 chỉ tiêu).
Năm nay, Bộ GD-ĐT cũng cho phép các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động.
Những thông tin này đã được kê khai lên hệ thống phần mềm với những tham số như: đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, quy mô hiện hành, tỷ lệ sinh viên có việc làm,v.v... Đâu đó đã có một số trường hợp khai báo thiếu chính xác so với thực tế. Tuy nhiên, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã phát hiện, đề nghị chỉnh sửa và xử lý theo quy định.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), mặc dù "được tự xác định chỉ tiêu" nhưng tổng chỉ tiêu cũng chỉ tăng 1,2% so với năm 2017. "Đây là một minh chứng cho thấy các trường quyết tâm giữ vững chất lượng của mình, mà không chạy theo số lượng".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý rằng: Năm nay, các trường đại học được tự xác định ngưỡng điểm đầu vào (trừ trường đào tạo giáo viên), như vậy là "được tự chủ hơn" nhưng đi cùng với đó là phải tự chịu trách nhiệm về đầu vào, đầu ra.
Khác với những năm từ trước 2016, thí sinh tập trung về Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành có cơ sở đại học để dự thi đại học, ở kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh thi tại nơi sở tại. Ngược lại, giảng viên các trường đại học sẽ "đi tỉnh" làm công tác coi thi và giám sát. Năm nay, có 45.000 giảng viên từ các trường ĐH, CĐ tham gia công việc này.
"Tới thời điểm hiện tại, công tác đề thi đã sẵn sàng để phục vụ kỳ thi. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm đã được bàn giao và nghiệm thu" - thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
Sáng nay, giờ làm bài môn thi Ngữ văn sẽ bắt đầu vào lúc 7 giờ 35 phút và kéo dài trong 120 phút. Môn Ngữ văn cũng là môn thi duy nhất thí sinh vẫn làm theo hình thức tự luận.
Buổi chiều, giờ làm bài môn Toán bắt đầu từ 14 giờ 30 phút và kéo dài trong 90 phút.
Theo VietNamNet