- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Hơn 4.200 điểm 10 mới là hiện tượng bề nổi"
Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm thi và phổ điểm các môn của kỳ thi THPT quốc gia 2017, trong đó số lượng điểm 10 các môn thi gấp đến 60 lần so với kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Vậy, nên nhìn nhận như thế nào về phổ điểm và hơn 4.200 điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay?
Ông Nguyễn Hoàng Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng): Những bài thi đạt điểm 10 năm nay đều xứng đáng, nhưng để chọn lọc được học sinh xuất sắc theo đúng nghĩa thì chưa đạt.
1. Công bằng mà nói, đề thi THPT quốc gia 2017 cơ bản phân loại được học sinh. Kết quả thi ở trường tôi phản ánh rất rõ, những em giỏi – chăm có điểm thi cao, các em còn yếu thì điểm thi thấp, vừa đủ để xét công nhận tốt nghiệp – trong số đó có em phải nhờ điểm khuyến khích, ưu tiên mới đủ điểm tốt nghiệp.
Nhìn rộng ra cả nước, những em có bài thi đạt điểm 10 năm nay đều xứng đáng. Hầu như không có dư luận trái chiều, nghi ngại về những tiêu cực trong coi thi, chấm thi tạo nên “mưa” điểm 10.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017 tại TP.HCM (Ảnh: Đỗ Quang Đức) |
2. Số thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017 cả nước vào khoảng 866.000 thí sinh, mỗi em thi 3 bài thi độc lập bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp gồm 3 môn độc lập, như vậy một thí sinh ít nhất thi 6 môn. Vị chi cả nước số lượt môn thi là 5.196.000, số bài thi điểm 10 chiếm tỉ lệ 0,08%. Tỉ lệ này là bình thường, học sinh giỏi lại được ôn luyện kỹ, được làm quen trước kỳ thi với các bộ đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, cùng với sự hướng dẫn của thầy cô sẽ không quá khó để bài thi đạt điểm tuyệt đối.
3. Nói đề thi THPT quốc gia 2017 dễ là chưa chính xác. Đề thi vừa rồi có câu dễ (nhận biết), câu thông hiểu thì quen thuộc. Có thể Ban ra đề nặng về mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT?. Điều này dẫn đến học sinh giỏi có nhiều thời gian hơn tập trung cho những câu vận dụng, vận dụng cao.
Một số câu vận dụng cao có phương án gây nhiễu chưa hay nên thí sinh không khó để loại được phương án sai (điều này, các em hoàn toàn không thể làm được nếu thi theo hình thức tự luận và cả hình thức trắc nghiệm khách quan mà có câu điền khuyết, ghép đôi, đúng sai...).
Chúng ta đạt được mục đích là kỳ thi nghiêm túc, gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng để chọn lọc được học sinh xuất sắc theo đúng nghĩa thì chưa đạt.
4. Môn Giáo dục công dân có điểm thi trung bình là 7,8 - môn “cứu bồ” cho những học sinh yếu. Có thí sinh điểm 3 bài thi độc lập thấp, điểm 2 môn thi trong tổ hợp bài thi Khoa học Xã hội thấp nhưng điểm thi môn Giáo dục công dân là 9,5 điểm – thêm điểm khuyến khích và ưu tiên, em được công nhận tốt nghiệp.
Học gì thi đó là đúng nhưng khi sách giáo khoa, dạy và học còn nặng về lý thuyết (môn Giáo dục công dân) mà vội đưa thành một môn trong bài thi tổ hợp là không ổn. Nên chăng bộ môn này tích hợp trong bài thi Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018?
5. Môn Tiếng Anh vẫn là môn thi mà học sinh có điểm dưới trung bình khá cao, chiếm 69%. Dạy và học môn này cho những năm tới đây như thế nào đó là điều các cơ sở giáo dục luôn trăn trở. Đề án Ngoại ngữ quốc gia đi hơn nữa chặng đường mà sự thay đổi như mục đích của đề án đặt ra ban đầu chưa đạt. Khi người thầy dạy tiếng Anh còn lúng túng trong giao tiếp với người nước ngoài, khi mà kỹ năng nghe đang là nỗi sợ hãi, ám ảnh của giáo viên tiếng Anh thì kết quả thi THPT quốc gia bộ môn này vẫn là gam màu tối.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017 tại Hải Phòng |
6. Môn Ngữ văn mấy năm gần đây luôn được chú trọng dạy và học theo hướng phát triển cảm xúc cho học sinh, gắn với cuộc sống, chống văn mẫu, học thuộc lòng, đọc – chép. Điều này cần được thể hiện rõ hơn trong đề thi THPT quốc gia những năm sau. Đề thi THPT quốc gia 2017 môn Ngữ văn dường như được ra căn bản, chân phương, an toàn quá!
7. Thời điểm này thí sinh đang phập phồng với nguyện vọng mình đã chọn. Một bộ phận đang cân nhắc, tìm kiếm thông tin để tiếp tục giữ hoặc thay đổi nguyện vọng chọn ngành, trường xét tuyển đại học, cao đẳng. Với nhà trường phổ thông, bây giờ đang chuẩn bị cho năm học mới, cho kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Phổ điểm đẹp làm... cả nhà cùng vui. Hy vọng đó là cơ sở, động lực để toàn ngành tiếp tục hành trình đổi mới giáo dục phổ thông.
Ông Nguyễn Hoàng, ĐH Huế: Có một số điều nên ngẫm xem từ sự quan tâm của xã hội về một số mặt bề nổi của thi cử khi phương thức thi thay đổi và số lượng điểm 10 quá nhiều so với các năm trước.
1. Ở ta, đạt được điểm 10 là nhất, là tuyệt vời. Những em đạt 9,5 hoặc 9,75 không nhận được nhiều sự quan tâm, ưu ái của thầy cô, của xã hội. Điều này nói lên rằng, kết quả học tập của học sinh được xem là thành tích thi đua, thi thố giống như ở các đấu trường thể thao, các kỳ thi giành các giải vô địch. Anh dù giỏi kiểu gì đi nữa mà chỉ đạt huy chương bạc thì vinh quang chắc chắn ở dưới người đạt huy chương vàng.
2. Ở Mỹ (và châu Âu), khi yêu cầu viết thư giới thiệu (letter of recommendation) về năng lực một học sinh, sinh viên (có tên là A chẳng hạn), người ta không hỏi số điểm A đạt được mà chỉ hỏi bạn A thuộc top 5 hoặc top 10 trong lớp theo từng năng lực. Do vậy, những học sinh đạt 9, 9,5 hoặc 10 điểm thì có thể xếp chung một mức về việc đánh giá. Dùng thang điểm 5 hoặc điểm chữ A, B, C, D, F khi đánh giá bài thi, bài kiểm tra cũng có ý nghĩa tương tự.
3. Ở các nước tiên tiến, áp dụng thi trắc nghiệm họ không công bố kết quả thi dưới dạng thô (raw scores). “Kết quả thô” này được xử lý theo những phần mềm thông kê và lượng giá, từ đó mới đưa ra kết quả chính thức (converted scores).
4. Có lẽ vì thế ở nước mình, thái độ, tâm lý của học sinh là bằng mọi cách để đạt được điểm cao, cho dù kiến thức nhận được chưa chắc tỉ lệ thuận với điểm số. Người ra đề, đánh giá cũng tìm cách ra những câu “hóc búa” để ngăn chặn điểm 10.
5. Năm nay, điểm 10 nhiều có lẽ do mấy nguyên nhân sau:
* Học sinh (số chịu khó học tập) càng ngày càng tăng. Nhất là trước một kỳ thi thay đổi nhiều về hình thức nên các em chuẩn bị nhiều hơn.
* Thi trắc nghiệm mang tính chất khách quan lớn. Câu đúng, câu sai phân biệt rạch ròi. Chấm bằng máy nên không có chỗ cho cảm tính xen vào.
* Kỳ thi này là thi tốt nghiệp THPT, người ra đề phần nào “nới tay”. Các năm trước kết hợp 2 trong 1 nên đề khó hơn!
Mong đọc được những bình luận, đánh giá trên báo chí, trên mạng xã hội những nhận định sâu sắc hơn không chỉ dựa vào kết quả đã có mà cần lắm những phân tích, nhận định, góp ý để định hướng cho người học, người dạy, người ra đề trong những năm đến. Từ đó sẽ có tác động đến tư duy, chiến lược, triết lý giáo dục cho những người làm công tác giáo dục và toàn xã hội.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.