- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lễ khai giảng đổ nát, thầy giáo tâm sự xót xa: “Mọi dự định bỗng tan vào bùn đất”
Thầy và trò trường Tiểu học Tam Chung (Mường Lát, Thanh Hoá) rất háo hức mong chờ khoảnh khắc tiếng trống trường vang lên tại “ngôi nhà” mới. Nào ngờ, mọi dự định bỗng chốc tan vào bùn đất.
Thầy và trò trường Tiểu học Tam Chung (Mường Lát, Thanh Hoá) rất háo hức mong chờ khoảnh khắc tiếng trống trường vang lên tại “ngôi nhà” mới. Nào ngờ, mọi dự định bỗng chốc tan vào bùn đất.
Ngày tựu trường nơi vùng cao trùng với mùa mưa lũ, núi đá sạt lở, dòng suối xiết mạnh, đường trơn nằm cạnh vực sâu,... Đường đến lớp của giáo viên và học sinh không chỉ gian truân mà còn tiềm ẩn hiểm nguy. Thậm chí, nhiều ngôi trường bị cô lập và tàn phá nặng nề khiến các em phải chịu cảnh không có lễ khai giảng.
Thầy giáo Cao Toàn Trung, giáo viên trường Tiểu học Tam Chung (Mường Lát, Thanh Hoá) - một trong những điểm trường chịu ảnh hưởng nặng của lũ lớn cho biết: “Cả khu trường gần như không thể sử dụng được. Lượng bùn đất ập vào ngang nửa phòng học, bàn ghế và trang thiết bị giảng dạy chìm sâu trong bùn đất”.
Toàn bộ khuôn viên trường tiểu học Tam Chung bị bao phủ bằng lớp đất bùn
Ngày 4/9, thầy cô giáo đã phối hợp cùng dân bản và bộ đội biên phòng dọn dẹp bùn đất nhằm giúp trường tạm thời ổn định, có thể tiến hành khai giảng đúng ngày. Tuy nhiên một số bản xa trường chưa thông đường nên chỉ có học sinh ở gần điểm chính mới dự được.
“Trường có hơn 500 em, chia làm 7 điểm trường ở 8 bản. Do mưa lũ sạt lở đất đá khiến một số bản bị cô lập, giao thông ách tắc, vì thế chừng 300 học sinh ở xa không thể đến dự lễ chào đón năm học mới 2018-2019”, thầy Trung nói.
Mọi trang thiết bị học tập và giảng dạy bị nước lũ cuốn trôi ra ngoài
Cũng theo thầy Trung, đây là năm đầu tiên trường Tiểu học Tam Chung tổ chức khai giảng ở “ngôi nhà” mới. Nhà trường đã chuẩn bị mọi hoạt động văn nghệ như thày trò cùng nhau nhảy điệu cha cha, trồng cây xanh và làm vườn hoa. Ngờ đâu đợt mưa lớn kéo dài làm ngôi trường khang trang bỗng trở nên tan hoang.
“Tháng 11 năm ngoái, toàn bộ học sinh ở những lớp học tạm bợ đã được chuyển về ngôi trường vững chãi này. Chúng tôi luôn hi vọng sẽ cùng lũ trẻ ở 7 điểm trường chào đón lễ khai giảng ở trường mới.
Trước đó, thày trò đã chuẩn bị, tập dượt văn nghệ chào đón năm học mới
Vừa qua (22/8), chúng tôi đã họp phân công nhiệm vụ cụ thể, chuẩn bị trồng cây cảnh, tập lại các bài dân vũ múa hát dưới sân trường... Cô tổng phụ trách và thầy giáo thanh nhạc cũng cho các em tập dượt trước khi xảy ra mưa lũ 2 ngày.
Thầy trò đều rất háo hức mong chờ tới khoảnh khắc tiếng trống trường vang lên. Nào ngờ, mọi dự định bỗng chốc tan vào bùn đất. Thực sự rất buồn và trăn trở”, thầy Trung tâm sự.
Cổng vào trường dù đã được dọn sạch bùn đất nhưng vẫn ngổn ngang
Gần chục năm gắn bó với trẻ em vùng cao, thầy giáo Cao Toàn Trung tận mắt chứng kiến nhiều tình huống “dở khóc dở cười” trước thềm năm học mới. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên thầy cảm nhận được nỗi mất mát nhiều nhất từ phía nhà trường và những thiệt thòi của học sinh.
Thầy chia sẻ: “Trong ngày khai giảng, học sinh chốn thành thị được mặc quần áo mới, được bố mẹ đưa đến trường,.... còn đàn con của tôi chỉ cần được đi học con chữ đã quá đỗi hạnh phúc. Chúng phải nhịn ăn, mặc chiếc áo trắng đã ngả màu với đôi chân trần vượt cả chục cây số núi đèo đến trường. Chúng tôi thương các con mà chẳng biết phải làm sao. Chỉ mong chúng biết cái chữ, tính được các phép toán nhân chia cộng trừ”.
Thày cô giáo tranh thủ ăn chiếc bánh rồi tiếp tục hành trình dọn trường
Dù không mong muốn sự xuất hiện của thiên tai nhưng đây là điều khó tránh khỏi. Thầy cô và học sinh trường Tam Chung chỉ có thể nỗ lực hết mình để vượt qua thử thách, khó khăn ngay đầu năm học mới.
Theo Khám Phá
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.