Lời xin lỗi khó nói từ vụ xe chở hiệu trưởng làm gãy chân học sinh

Kết quả kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên phần nào khiến dư luận đỡ bức xúc.

Kết quả kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với  hiệu trưởng , phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên phần nào khiến dư luận đỡ bức xúc.


Đó không phải là sự “hả hê” khi người khác gặp nạn mà chỉ là lời cảnh tỉnh cho những gian dối mà họ đã thực hiện suốt ba tháng qua. Nhưng có lẽ, câu chuyện vẫn chưa có một cái kết đẹp bởi nó còn thiếu một yếu tố quan trọng hơn mọi hình thức kỷ luật. Đó là một lời xin lỗi chân thành và sâu sắc của những người có trách nhiệm.



Việc hai bà vắng mặt tại buổi công bố quyết định kỷ luật bị dư luận cho là thái độ coi thường Hội đồng kỷ luật và dư luận

Có lẽ, người ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều nếu bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương có mặt tại buổi công bố quyết định kỷ luật. Bởi chí ít, sự có mặt của họ cũng cho thấy rằng hai người đã nhận ra và ăn năn với những sai lầm của mình trong vụ việc kể trên. Tuy nhiên, cả hai đều lấy lý do ốm, đi cấp cứu để vắng mặt. Có thể, họ mệt mỏi và kiệt sức trước những chỉ trích của dư luận. Nhưng việc cả hai cùng “ốm” để vắng mặt cho thấy họ vẫn không dám đối mặt với những hành động gian dối của mình thời gian qua, mà vẫn né tránh.
 
Có lẽ, điều đáng tiếc nhất trong vụ việc này là sự thiếu vắng của những lời xin lỗi công khai với cháu Trần Chí Kiên. Cậu học trò lớp 3 này không chỉ là nạn nhân của một vụ tai nạn mà còn là nạn nhân của sự ích kỷ, vô trách nhiệm của những người hằng ngày vẫn lên lớp dạy các cháu những bài học về đạo lý làm người.
 
Cần lắm một lời xin lỗi của hai bà Ngọc và bà Hương trước toàn thể giáo viên, phụ huynh và học sinh toàn trường. Bởi khi đó, các em học sinh sẽ nhận ra rằng: bất kể ai phạm sai lầm cũng phải nhận ra và sửa chữa nếu còn muốn tồn tại và phát triển. Và khi ấy, phần nào mọi người cũng dễ cảm thông, bao dung hơn vì con người ai chẳng mắc lầm lỗi, nhưng vẫn biết hướng thiện là vẫn còn có lương tâm, tôn trọng nghề nghiệp cao quý của chính họ.
 
Có lẽ, mệt mỏi nhất trong vụ việc này là gia đình bé Kiên. Chẳng có bậc cha mẹ nào vui vẻ khi con của mình “nổi tiếng bất đắc dĩ” như vậy. Hơn 3 tháng miệt mài đi tìm kiếm sự thật để con có niềm tin vào lẽ phải của họ đã được đền đáp. Nhưng mất niềm tin vào ngành giáo dục cùng những tổn thương tinh thần mà họ phải chịu đựng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể xóa mờ. Họ cũng cần được nghe một lời xin lỗi chân thành

  Phải chăng 1 lời xin lỗi chân thành lại khó nói ra đến vậy?
 
Người cần phải xin lỗi không chỉ có bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương. Trước đó, bà Ngọc đã từng bị kỷ luật vì cắt khẩu phần ăn của trẻ ở một trường tiểu học khác. Rõ ràng, để một hiệu trưởng ăn chặn (dù với bất cứ mục đích gì) miếng ăn của trẻ giữ chức vụ hơn 10 năm là việc làm đáng buồn của ngành giáo dục quận Cầu Giấy. Và có lẽ, dư luận cũng rất cần một lời xin lỗi từ những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy.
 
Đáng tiếc, cả hai bà đều giữ im lặng. Những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy cũng không hề nhắc đến hai từ “xin lỗi” ấy. Phải chăng sự hối lỗi chân thành thật khó nói được thành lời.

Theo Quốc Khánh/Sống mới

hiệu trưởng

trường Tiểu học Nam Trung Yên

phó hiệu trưởng

gãy chân học sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.