- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nam sinh Bách Khoa 'méo mặt' trước câu thách cưới của bố vợ dạy Triết: "A là anh B, C là mẹ D. A lấy D, B lấy C thì gọi thế nào?"
Triết học không chỉ gây ám ảnh thời đại học mà còn tiếp tục "đeo bám" cuộc đời nam sinh Bách Khoa này theo cách thật đặc biệt.
Triết học không chỉ gây ám ảnh thời đại học mà còn tiếp tục "đeo bám" cuộc đời nam sinh Bách Khoa này theo cách thật đặc biệt.
Có lẽ đối với thời sinh viên, ám ảnh kinh hoàng nhất là phải học những lý thuyết hàn lâm của môn Triết học. Môn học này bao gồm rất nhiều quan điểm, học thuyết mang tính hàn lâm và trừu tượng khó hiểu thu gọn trong một cuốn giáo trình dày cộm. Bên cạnh đó, việc giảng dạy còn khá hạn chế, thậm chí khô khan khiến đa phần sinh viên cứ đến môn này lại thi nhau lăn ra ngủ.
Không chỉ là môn ám ảnh thời đại học mà mới đây, dân mạng được phen xôn xao trước câu chuyện có bố vợ là giảng viên Triết học thách cưới. Cụ thể, chàng trai tự nhận là cựu nam sinh Bách Khoa và đang có ý định cưới cô gái đã yêu được 3 năm. Nhưng ai ngờ lại phát hiện ra bố vợ và mẹ mình từng là người yêu cũ, thậm chí mẹ chàng trai còn "cắm sừng" bố vợ. Thế là anh chàng bị ông bố giận lây bằng việc thách cưới bằng câu hỏi triết siêu khó.
Nam sinh "méo mặt" trước câu thách cưới của bố vợ dạy Triết. (Ảnh minh họa)
Nguyên văn câu chuyện dở khóc dở cười như sau:
"Chào mọi người, mình từng học Bách Khoa ra trường cũng được 3 năm nay rồi. Mình cũng đã có công việc ổn định, cũng đến lúc tính đến chuyện lập gia đình. Mình thì có một mối tình 3 năm nay rồi. Em ấy kém mình một tuổi, mà cũng ra trường cũng có công việc rồi. Chúng mình quen nhau trong một chương trình tình nguyện. Từ lần đầu nhùn thấy em một cô gái hiền lành xinh đẹp thì mình đã biết mình phải có em trong đời rồi. Mình đã chủ động làm quen, rồi cũng tiến tới yêu đương.
Yêu đương tầm được 1 năm thì em cũng có dẫn mình về ra mắt bố mẹ. Bố mẹ em thì lại quý mình cực kì luôn ấy. Chưa gì mà lúc nào cũng con rể tương lai. Rồi bố mẹ mình thì cũng nôn nóng lên ông bà, cứ nằng nặc muốn vào nhà em, chơi nhà, gọi là gặp gỡ thông gia tương lai. Nào ngờ đâu, té ngửa ra thì mẹ mình và bố người yêu từng yêu nhau, không những thế mẹ mình còn cắm sừng bác ấy. Thời gian thì có thể trôi nhưng chắc cay thì vẫn còn. Kể từ đấy mà thái độ của bác trai là thay đổi hẳn. Đến qua mình sang ngỏ ý sang năm cưới hỏi thì bác ấy bảo:
- Nhà tôi dù gì cũng gia đình gia giáo, nếu cậu trả lời được câu hỏi của tôi thì tôi cho cưới, cậu đồng ý không?
- Dạ được ạ.
- Một gia đình nọ có 2 anh em trai tạm gọi là A và B, A là anh trai của B. Một gia đình khác lại có 2 mẹ con là C và D, C là mẹ D là con. Bây giờ nếu A lấy D, B lấy C. Vậy hỏi B gọi D là gì?
Mình nghe xong câu hỏi là sốc luôn. Vẫn biết rằng bác là giảng viên môn Triết nhưng mà cũng có cần thiết phải hách não thế không? Bác ấy cho mình thời gian 1 tuần suy nghĩ, mà mình thức cả đêm qua vẫn không tài nào nghĩ ra. Thế mới đăng lên đây, nhờ vả tổ tư vấn giúp mình cưới vợ với huhu".
Dân mạng viết hẳn sơ đồ đưa ra đáp án hộ anh chàng.
Bên dưới bài viết đã thu về rất nhiều bình luận hiến kế cho anh chàng. Không ít ý kiến đồng cảm nỗi lòng với nam thanh niên khi có ông bố vợ quái chiêu như vậy. Bên cạnh đó, nhiều người cũng bày tỏ lo lắng cho tương lai vì có thể sau khi cưới, chàng trai sẽ phải tiếp chuyện Triết học với ông bố thì mới mong lấy lòng gia đình vợ được.
"Gọi bằng gì cũng không quan trọng bằng việc cháu gọi bác bằng bố, con của cháu sẽ gọi bác bằng ông ngoại", bạn L.M bình luận.
"Với trường hợp khó xử như này cả gia đình nên trò chuyện với nhau bằng tiếng Anh bạn ạ. Tất cả gọi nhau bằng You nhé!", bạn V.S chia sẻ.
"Về thăm nhà nào thì gọi theo nhà đó. Ở nhà nội thì gọi theo vế anh em. Ở nhà ngoại thì gọi dượng con", bạn M.A hiến kế.
"Dù bạn trả lời 1 trong 2 cách xưng hô thì bác trai cũng bắt bẻ vì bác ấy đang muốn làm khó mà. Tốt nhất bạn nên học ngay khóa bổ túc Triết học, biết đâu nói chuyện đúng sở trường bố vợ lại thay đổi thái độ ngay thôi", bạn M.L chia sẻ.
Theo Helino
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.