Nam sinh phát hiện ra sự tương đồng giữa lý thuyết thấu kính hội tụ với bà hàng xóm "nhiều chuyện", quả là cách học thuộc vô cùng đơn giản

Bà hàng xóm và ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ thì có liên quan gì với nhau? Thế mà nam sinh này đã phát hiện ra điểm tương đồng khiến ai cũng phải gật gù đấy!

Bà hàng xóm và ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ thì có liên quan gì với nhau? Thế mà nam sinh này đã phát hiện ra điểm tương đồng khiến ai cũng phải gật gù đấy!

Đã là học sinh, ai chẳng muốn học giỏi đều, giỏi toàn diện. Nhưng ngoại trừ số ít con ngoan trò giỏi, thông minh thiên bẩm thì hầu như ai cũng có một vài môn học bị gọi là "cơn ác mộng". Thậm chí, không ít cô cậu học trò đã hừng hực khí thế, quyết tâm đầu tư thời gian, công sức vẫn không khá lên mấy. 

Và môn Vật lý cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Hàng loạt những công thức về công suất, vận tốc, gia tốc, tốc độ, quy tắc bàn tay trái, bàn tay phải, các ký hiệu Delta (Δ), omega (Ω hay ω)... suốt bao năm vẫn khiến học sinh quay cuồng.

Tuy nhiên, mới đây một cậu học sinh lớp 9 có tài khoản Facebook G.C đã chia sẻ cách học Vật lý dễ nhớ, gần gũi và thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng.

Nam sinh phát hiện ra sự tương đồng giữa lý thuyết thấu kính hội tụ với bà hàng xóm nhiều chuyện, quả là cách học thuộc vô cùng đơn giản-1Kiến thức Vật lý về thấu kính hội tụ trở nên đơn giản hơn khi so sánh với... bà hàng xóm.

Theo đó, nam sinh này đã phát hiện ra sự tương đồng giữa tính chất của ảnh qua thấu kính hội tụ và... bà hàng xóm. Liên tưởng với một thứ gần gũi, rõ ràng như thế khiến cậu bạn học Vật Lý nhẹ nhàng hơn hẳn.

Hiểu đơn giản, khoảng cách từ vật tới thấu kính lớn hơn tiêu cự thì ảnh của vật đó tạo qua thấu kính sẽ lớn hơn vật. Tương tự, khi bạn làm 1 việc gì đó bị hàng xóm chứng kiến, kể lại với mẹ thì sự việc đã được phóng đại hơn, nghiêm trọng hơn nhiều lần.

Nam sinh phát hiện ra sự tương đồng giữa lý thuyết thấu kính hội tụ với bà hàng xóm nhiều chuyện, quả là cách học thuộc vô cùng đơn giản-2Các trường hợp ảnh của vật qua thấu kính hội tụ.

Sau khi nhìn vào hình vẽ, hầu hết mọi học sinh đều hiểu ngay ra vấn đề rồi gật gù: "Một phát hiện đầy tinh tế".

- Ôi thời giỏi Lý nay còn đâu. Lý 9 dễ thế mà lên cấp ba thì...

- Lý 9 gặp ba cái hình này dễ kinh khủng, lên cấp 3 ôi thôi, "cái quái gì vậy" đúng nghĩa.

- Ngày xưa giỏi nhất phần này. Có bài mình làm được 10 điểm.

- Khi bạn học giỏi nhưng lại đam mê chế ảnh.

- Nó lại chuẩn không cần chỉnh.

- Một từ thôi: Đỉnh.

- Một phát hiện đầy tinh tế.


- Câu chuyện mang tên "bà hàng xóm" 10 phần thì 8 phần phóng đại. Tương tự như ảnh của vật tạo bởi thấu kính.

- Phát hiện lý thú cần được vinh danh.

Nam sinh phát hiện ra sự tương đồng giữa lý thuyết thấu kính hội tụ với bà hàng xóm nhiều chuyện, quả là cách học thuộc vô cùng đơn giản-3Một hình ảnh chế khác thường được dân mạng truyền tay nhau về "bà hàng xóm" (Ảnh sưu tầm).

Mặc dù hàng xóm không phải ai cũng hay thích làm lớn mọi chuyện, tò mò, tọc mạch, tuy nhiên cách nam sinh G.C so sánh, ví von để bài học Vật Lý đơn giản, dễ hiểu hơn vẫn khiến dân mạng phải gật gù đồng ý.

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/nam-sinh-phat-hien-ra-su-tuong-dong-giua-ly-thuyet-thau-kinh-hoi-tu-voi-ba-hang-xom-nhieu-chuyen-qua-la-cach-hoc-thuoc-vo-cung-don-gian-22201912127958465.htm

chuyện vui học đường

Nam sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.