Nếu đang không có động lực học tập, hãy nghĩ đến những điều này!

Trên con đường thành công không có dấu chân của người lười biếng

"Trên con đường thành công không có dấu chân của người lười biếng". Hãy thay đổi cách suy nghĩ, có mục tiêu học tập rõ ràng. Và quan trọng bạn phải đổi mới tư duy, cách nhìn nhận vấn đề ngay từ bây giờ. Nếu làm được điều này, động lực học tập đến với bạn là điều tất yếu.

Liệu có phải bạn đang "cô đơn" trong quá trình học?

Một mình bạn đối diện với rất nhiều kiến thức, hàng tá bài tập… Có những điều chưa hiểu trên lớp bạn cũng ngại hỏi lại cô giáo và bạn bè. Quá trình học của bạn trở nên khép kín và bản thân cũng không chia sẻ kiến thức cùng ai. Xem xét lại, nếu bạn đang gặp hiện trạng này thì hãy thay đổi bản thân.

Nếu đang không có động lực học tập, hãy nghĩ đến những điều này! - Ảnh 1.

Đừng bó hẹp môi trường học tập của mình, chưa biết thì hỏi muốn giỏi thì phải học!

Hãy thoải mái trao đổi, thảo luận với bạn bè những điều bạn chưa biết hoặc đơn giản là đưa ra những ý kiến mà bạn cho là đúng. Học hành cũng cần có môi trường phù hợp, có sự tương tác giữa các học sinh với nhau, hoặc giữa học sinh và giáo viên. Bạn sẽ cảm thấy hứng thú, có động lực học tập. Vậy nên đừng bó hẹp môi trường học tập của mình, chưa biết thì hỏi muốn giỏi thì phải học!

Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li

Chán nản, không có muốn học hành, nhiều khi bạn muốn buông xuôi cho mọi thứ đến đâu thì đến. Nhưng thật ra thì thế này, dù bạn có mệt mỏi với bài vở, bỏ bê học tập thì đám bạn ngoài kia vẫn "cày cuốc" chăm chỉ thế thôi, họ không bị ảnh hưởng bởi bạn. Và hiển nhiên, kết quả học tập của người ta sẽ hơn bạn rất nhiều. Bạn có muốn thua kém bạn bè như thế? Ganh tỵ là một việc không được tốt lắm, nhưng cạnh tranh trong học hành thì có gì sai!

Vậy nên, những lúc không có động lực học tập hãy nghĩ đến những điều này, hãy "ganh tỵ" với kết quả học tập của bạn bè mình một chút. Tại sao mình lại không được kết quả tốt như của bạn ấy? Kiến thức ở sách giáo khoa, nội dung đã được thầy cô giảng dạy, ai cũng được học như nhau – quan trọng bản lĩnh của mỗi người sẽ quyết định đến thành công trong kì thi sắp tới. Lúc đấy chắc rằng bạn sẽ được "sốc" lại tinh thần để tập trung vào việc học tập đấy.

Học hôm nay tương lai ngày mai

Học không phải con đường duy nhất, nhưng muốn có một con đường khác tốt đẹp hơn thì bạn cũng vẫn phải học để đặt nền móng vững chắc cho tương lai. Bạn muốn trở thành bác sĩ, giáo viên, một anh công nhân… thì đều cần phải có một kiến thức nền tốt, đặc biệt những nghề nghiệp đòi hỏi trình độ cao. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào việc học của bạn hôm nay.

Nếu không có nền tảng học hành, thì những mong muốn kia của bạn khó có thể thành hiện thực. Thế nên, hãy phấn chấn lên, xây dựng cho mình thói quen học tập ngay từ bây giờ. Chăm chỉ, tích cực học tập, không phải vì sự kì vọng của bố mẹ, thầy cô mà trước mắt là vì tương lai của chính bản thân mình!

"Trên con đường thành công không có dấu chân của người lười biếng"

Sau tất cả, bạn đã thay đổi một số điều ở trên những kết quả vẫn không khả quan thì rất có thể "căn bệnh" bạn đang mắc phải là lười biếng!!! Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ điều gì. Bản thân không chiến thắng được sự lười biếng, ỷ lại của chính mình thì bạn sẽ thua cuộc ở mọi "mặt trận" chứ không riêng gì việc thi cử.

Nếu đang không có động lực học tập, hãy nghĩ đến những điều này! - Ảnh 2.

Bản thân không chiến thắng được sự lười biếng, ỷ lại của chính mình thì bạn sẽ thua cuộc ở mọi "mặt trận" chứ không riêng gì việc thi cử

Nếu không muốn mãi mãi là kẻ lười biếng không hơn không kém, hãy thay đổi cách suy nghĩ, có mục tiêu học tập rõ ràng. Và quan trọng bạn phải đổi mới tư duy, cách nhìn nhận vấn đề ngay từ bây giờ. Nếu làm được điều này, động lực học tập đến với bạn là điều tất yếu.

Theo Trí Thức Trẻ


lười biếng

động lực học tập

con đường thành công


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.