- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những cách lấy hên đầu xuân Canh Tý 2020 giúp học trò học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt
Hãy cùng check list những cách lấy hên giúp việc học tập, thi cử năm Canh Tý 2020 của bạn thật may mắn, thuận lợi nhé!
Với học sinh, sinh viên, ngày đầu năm mới cũng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng vậy nên hãy cùng check list những cách lấy hên giúp việc học tập, thi cử năm Canh Tý 2020 của bạn thật may mắn, thuận lợi nhé!
Theo quan niệm dân gian, cứ ngày mồng 1 Tết người ta thường xuất hành về hướng tốt để đón thần tài, mở cửa đón người xông đất, hái lộc, mừng tuổi trẻ con,… với hy vọng một năm may mắn, bình an đến với gia đình. Trước đây, vào dịp đầu năm mới, học trò thường đến nhà của những cụ đồ già để xin chữ với mong muốn học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt. Còn ngày nay, học trò Việt lại có nhiều cách lấy hên đầu năm khác nhau để có tâm lý thoải mái trước các kỳ thi cũng như hy vọng cả năm học hành được suôn sẻ, may mắn.
1. Khai bút đầu xuân
Năm mới, nhiều bạn thường bảo nhau dậy sớm làm một bài toán đơn giản, viết một đoạn văn, hoặc chép lại một bài thơ… để lấy may đầu năm. Lần cầm bút đầu tiên trong năm mới bao giờ cũng rất được chú ý vì nếu viết chữ đẹp, giải toán nhanh… thì việc học hành của năm mới cũng được suôn sẻ, người viết cũng có được hứng thú học tập trong cả năm.
Các học sinh ở Nhật Bản cũng có cách lấy hên gần giống với "khai bút đầu xuân" ở Việt Nam. Đó là Kakizome, ngày 2/1 hàng năm người dân Nhật Bản sẽ sử dụng mực được mài với nước đầu, được múc lần đầu tiên của năm mới từ giếng, chọn hướng tốt để viết những chữ thư pháp thật đẹp. Mọi người sẽ viết những bài thơ với chủ đề như sống thọ, mùa xuân, tuổi trẻ vĩnh cửu,… sau đó đốt đi để năm mới được may mắn.
2. Cầu may ở Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám từ bao đời nay đã trở thành nơi linh thiêng, biểu tượng cho trí tuệ và tài năng mà các bạn học sinh thường tới trong dịp đầu năm. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam với hàng trăm năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngoài việc tham quan di tích lịch sử nổi tiếng này, các bạn học sinh còn tới cầu may với mong muốn việc học trở nên "công thành, danh toại", là nơi khen tặng các sinh viên xuất sắc và là điểm đến của nhiều sĩ tử trước các kỳ thi.
Thắp hương cầu may, hy vọng một năm học nhiều may mắn không bị xem là "mê tín dị đoan" mà ngược lại đã trở thành một nét đẹp, một tục lệ ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, các bạn nhớ là chỉ đến Văn Miếu tham quan, tìm hiểu và thắp hương cầu may thôi nhé, tuyệt đối không được sờ đầu rùa, lên bia tiến sĩ,… vì đó là những hành động làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích Văn Miếu. Chúng ta không muốn hình ảnh của những người học trò trở nên "xấu xí" ở một nơi linh thiêng như vậy đúng không nào.
3. Xin chữ Thư pháp
Cũng giống như học trò thuở xưa, học trò ngày nay cũng thích xin chữ vào dịp đầu năm để lấy hên. Hàng năm, vào những ngày giáp Tết và những ngày đầu xuân ở những vực phố Bà Triệu, phố cổ, nhất là Văn Miếu thường thấy nhiều học trò xếp hàng xin chữ. Đến với nơi đây các bạn có thể vừa xem, vừa nghe các cụ đồ giảng giải về nội dung các chữ, cách viết, nhìn các cụ mài mực, múa bút,… khi thật thấu, thật hiểu thì có thể xin chữ các cụ mang về. Thường thì các bạn xin chữ “thành”, “đạt”, “đắc”… với mong muốn thi cử đỗ đạt, học hành thành công, cũng có bạn xin chữ “hiếu” về tặng bố, mẹ để thể hiện lòng hiếu thuận.
4. Thăm chùa Tháp Bút linh thiêng
Chùa Tháp Bút cũng là một địa điểm linh thiêng thu hút không ít các bạn học sinh vào đầu năm. Tháp Bút - Đài Nghiên là nơi biểu tượng của văn chương, khoa cử được xây dựng vào thời Tự Đức năm thứ 18. Thường thì các bạn học sinh đến đây để cầu nguyện cho thi cử được đỗ đạt, hy vọng may mắn sẽ đến với những kỳ thi lớn trong năm. Ngoài chùa Tháp Bút, Văn Miếu thì đền Ngọc Sơn cũng là nơi linh thiêng giúp các bạn học sinh tạo tâm lý thoải mái trước một năm học khó khăn, vất vả.
5. Ăn đậu ngày đầu năm
Ngoài khai bút đầu xuân, xin chữ, đến những nơi linh thiêng để cầu may thì nhiều bạn học sinh lại ăn đậu vào đầu năm với mong muốn thi cử đến đâu đỗ đạt đến đó. Trừ đỗ đen thì đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ hà lan,… đều là món ăn được học trò ưa chuộng. Không chỉ ở Việt Nam, các teen ở Brazil cũng ăn đậu lăng vào mùng 1, ở Ý là sau nửa đêm, còn học sinh Nhật Bản thì ăn đậu kuro-mame để cầu nguyện cho một năm mới có nhiều thành công.
Ước nguyện một năm học suôn sẻ, may mắn là vô cùng chính đáng, bạn có thể thử một số cách lấy hên phía trên nhưng lưu ý rằng thành công không chỉ dựa vào may mắn mà còn nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nữa, đừng chủ quan mà bỏ bê chuyện học hành nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.