- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những kiểu sinh viên ra trường chắc chắn thất nghiệp
Ảo tưởng sức mạnh, lười biếng hay bảo thủ là những lý do khiến nhiều sinh viên ra trường sẽ không có việc làm.
Ảo tưởng sức mạnh, lười biếng hay bảo thủ là những lý do khiến nhiều sinh viên ra trường sẽ không có việc làm.
1. Kiểu ảo tưởng sức mạnh
Nhiều bạn trẻ không có mấy kinh nghiệm, không biết làm việc gì, nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng "lương dưới 10 củ em không làm".
Tổ chức không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức của mà trả tiền cho những gì bạn đóng góp được. Nếu bạn chưa làm đã muốn lương cao thì không bao giờ trúng tuyển.
2. Cái tôi quá lớn
Có lẽ đây là một trong những đặc điểm khiến cho nhiều nhà tuyển dụng phải đau đầu khi đối diện với nhiều trường hợp các tân cử nhân quá bảo thủ với quan điểm và ý tưởng của mình.
Với kinh nghiệm còn non yếu, các bạn tân cử nhân cần có thời gian để quan sát, học hỏi để tích lũy cho mình nhiều chuyên môn hơn.
3. Chém gió
Biết nhiều, am hiểu đa dạng, lập luận phân tích nghe rất “sướng tai” nhưng khi bắt đầu thử việc hay bắt tay vào việc lại không có kỹ năng, thiếu kiến thức chuyên sâu.
Vậy nên, các bạn trẻ hãy tập trung vào một thế mạnh của mình và rèn kỹ năng chứ đừng nói ra những điều trống rỗng.
4. Kiểu lười biếng
Tuổi đời còn rất trẻ, kinh nghiệm không có nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng, ổn định. Nếu bạn thông minh hiếm có thì miễn cưỡng người ta có thể chịu đựng tính lười của bạn, nhưng nếu chỉ là hạng làng nhàng thì chắc chắn tố chất đầu tiên của bạn là phải chăm chỉ.
Thị trường lao động không có chỗ cho những kẻ lười biếng, tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng "không làm việc này thì làm việc khác" nên thường chỉ sau một tháng thử việc là họ "bỏ của chạy lấy người".
Dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn báo động đỏ nhưng số người trẻ lãng phí cơ hội vẫn không thiếu.
5. Kiểu thiếu thực tế
Nhóm này luôn có một niềm tin mãnh liệt về một thứ gọi là "công việc ổn định", đáng tiếc là trong thời đại mọi thứ thay đổi chóng mặt thế này thì chẳng còn có công việc nào gọi là "ổn định" hết, ngay cả vào nhà nước bây giờ cũng không ổn định.
Và cùng với niềm tin đấy, nhiều bạn đã tốt nghiệp 3-4 năm rồi mà vẫn ở nhà ăn bám bố mẹ và ngày ngày đi tìm kiếm những "cơ hội tốt".
6. Kiểu đứng núi này trông núi nọ
Làm cho công ty này nhưng tâm hồn lại ở các công ty khác. Chưa đóng góp được gì cho công ty mà chỉ luôn bận tâm tìm xem công việc nào trả lương cao hơn, có cơ hội thăng tiến tốt hơn và nhanh chóng chuyển việc.
Các bạn này chẳng bao giờ học và làm được điều gì đến nơi đến chốn vì chưa bao giờ dành đủ tâm huyết cho công việc. Thực tế là chẳng có mấy doanh nghiệp muốn nhận những người mau mau chóng chóng học hết mọi thứ rồi ra.
7. Kiểu tri thức "cục bột"
Kiểu người này thường sở hữu các kỹ năng tốt và kiến thức phong phú. Tuy nhiên họ lại không biết hoạch định và quản trị tương lai sự nghiệp của mình. Các bạn dễ dàng đồng ý ở lại mãi tại một vị trí mà không có kế hoạch phát triển bản thân.
Công ty không muốn tuyển các nhân viên dạng "cục bột" này vì mỗi người cần phải tự vận động. Nếu bạn làm 2 - 3 năm cùng một vị trí, thì bạn sẽ trở thành người có kinh nghiệm.
Nhưng nếu bạn ngồi 5 - 7 năm cũng tại cái ghế đó, bạn sẽ là người trì trệ. Không phải cứ có thâm niên thì sẽ được công ty ghi nhớ và giữ chân. Trong thời đại trẻ hóa cũng như tiết kiệm "chi phí tiền lương" như hiện nay, những người càng có thâm niên càng dễ bị "hất cẳng".
8. Kiểu bảo thủ
Đã kém nhưng không biết tiếp thu mà luôn tỏ ra rất nguy hiểm với 1001 kiểu lập luận Điều đáng sợ nhất đối với doanh nghiệp là gặp phải những người không thể tiến bộ, không biết nghe và không chịu tiếp thu.
Họ luôn có 1.001 kiểu lập luận phản biện và đôi khi còn tự hào rằng "ai mà nói lại mình". Đây là kiểu người hay bị ghét nơi công sở. Nên nhớ người ta có thể nhắc nhở bạn đến lần thứ 3, nhưng nếu cứ cố "bật lại", bạn biết tương lai mình ở đâu rồi đấy.
9. Kiểu thụ động
Cứ phải cầm tay chỉ việc, từ cái việc bé li ti như con kiến, giao việc xong còn phải thúc vào mông thì mới chịu làm, không ai nói gì thì ngồi Facebook cả ngày. Sức ì lớn như xe lu, khen chê thưởng phạt các kiểu cũng không suy chuyển.
Kiểu này mà cho ra chiến trường để cản xe tăng thì tốt phải biết, còn trong công ty thì chẳng xếp vào vị trí gì được.
10. Kiểu không có chí tiến thủ
Không ham học hỏi, ngại tiếp xúc với cái mới, luôn sợ bị người khác chê cười, lòng tự trọng to như con voi mà tinh thần cố gắng to như con kiến. Dễ chấp nhận, nhanh thoả mãn. Không thích bị người khác nhắc nhở nhưng lại chẳng chịu học hỏi vươn lên. Sách mua về để tủ cả đống nhưng mốc meo cả năm đọc chẳng nổi một quyển.
Các bạn này thường vào công ty sau một thời gian không bị đuổi cũng tự xin nghỉ vì thấy tất cả bạn bè giờ đã lên sếp hết, mỗi mình mình còn lẹt đẹt với sự uất hận vì bị "đánh giá không công bằng", "không được ghi nhận...".
Theo Lưu Ly (VTC.vn)
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.