- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những ngôi trường đẹp nhất thế giới
Trang Business Insider vừa bình chọn 15 trường đẹp nhất thế giới với thiết kế độc đáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trang Business Insider vừa bình chọn 15 trường đẹp nhất thế giới với thiết kế độc đáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nằm ở thành phố Saitama, Nhật Bản, trường mẫu giáo OA được thiết kế
theo phong cách độc đáo, tận dụng container cũ làm phòng học nhằm đảm
bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trong các trận động đất. Bên trong,
tường được ốp gỗ hoàn toàn, bố trí theo lối tinh giản, mang lại môi
trường học tập, vui chơi rộng rãi.
|
Trường Thiết kế thuộc Đại học Melbourne ở Australia gây ấn tượng nhờ
thiết kế độc đáo, tạo cảm giác giảng viên, sinh viên đang học tập,
nghiên cứu dưới tán cây khổng lồ.
|
Ban ngày, khuôn viên mới của TAC-SEV giống như khu công sở cao cấp
nằm giữa lòng thành phố Tarsus, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi mặt trời lặn, ánh đèn
hắt ra từ ô cửa sổ khiến cả ngôi trường trở nên ấm áp hơn hẳn.
|
Trường Penleigh và Essendon ở Niddrie, Australia, là một trong những
kiệt tác kiến trúc của nhân loại. Những bức tường nghiêng hay uốn lượn
cùng màu sắc tươi sáng tạo nên vẻ hài hước, năng động cho ngôi trường
này.
|
Trường Kollaskolan được xây dựng vào năm 2014 ở Kungsbacka, Thụy
Điển. Ngôi trường độc đáo ở lối kiến trúc trong ngoài đối lập khi bề
ngoài của nó khá đơn giản, thậm chí có phần thô nhưng bên trong lại được
thiết kế tinh tế, sang trọng.
|
Trường Quốc tế Ivy Bound ở Bangkok trông giống một tòa lâu đài hơn là nơi để trẻ em học về văn hóa Thái Lan.
|
Trường dạy nghề Sra Pou ở Cambodia cũng gây ấn tượng thị giác mạnh
nhờ màu sắc tươi sáng, lấy gam màu nóng làm chủ đạo. Ngôi trường rực rỡ
này là nơi đào tạo Toán học và khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
|
Trong quá trình xây dựng trường mẫu giáo Fuji (Nhật Bản), các nhà
thiết kế đã biến mái nhà thành sân chơi khổng lồ. Họ tin rằng việc học
tập ngoài trời giúp học sinh hiểu rõ về thiên nhiên và mở rộng khả năng
tư duy sáng tạo.
|
Lối thiết kế sử dụng nhiều đường cong và không tuân theo quy tắc
thông thường của khu giảng đường Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore
làm tăng tính tương tác giữa sinh viên trong quá trình học đồng thời
kích thích khả năng tư duy sáng tạo.
|
Những lối đi lại trên cao tại Trường tiểu học Thuận Đức ở tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc, không chỉ tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc ngôi
trường mà còn có tác dụng che nắng, hạn chế sức nóng cho sân trường.
|
Tại Copenhagen (Đan Mạch), các học sinh trường Ørestad Gymnasium có
thể trải nghiệm cảm giác học tập, vui chơi trong khối lập phương khổng
lồ bằng thủy tinh. Nó giống như lớp học có số lượng học sinh lên đến hơn
1.100 em. Không gian rộng lớn được chia thành khu nhỏ với chỗ ngồi
thoải mái. Người ta tin rằng thiết kế đặc biệt này có thể giúp học sinh
phát triển tính linh hoạt và lối tư duy sáng tạo.
|
Trường trung học thuộc Đại học Waseda ở Tokyo, Nhật Bản có thiết kế
đơn giản nhưng không kém phần độc đáo. Khác với xu hướng tạo cho trường
vẻ ngoài rực rỡ, Waseda lấy màu xám làm màu chủ đạo cho tường ngoài và
hội trường lớn.
|
Năm ngoái, Trường Âm nhạc Toho Gakuen là thiết kế giành giải thưởng
tại Festival Kiến trúc thế giới dành cho cơ sở nghiên cứu và giáo dục
đại học. Các kiến trúc sư sử dụng vách tường bằng kính chia không gian
bên trong thành những hành lang dài nhằm tạo chiều sâu cho Toho Gakuen.
|
Trường Ballet Nga có vẻ ngoài khá khiêm nhường. Nhưng một khi bước
chân vào bên trong, người xem chắc chắn sẽ ấn tượng sâu sắc với các
thiết kế bằng gỗ và kính. Năm 2015, trường giành giải thưởng trường múa
có thiết kế đẹp nhất tại Festival Kiến trúc thế giới.
|
Năm 2016, trường Indian Spring tại Birmingham, Alabama, nhận giải
thưởng về hạng mục xây dựng cơ sở giáo dục của Viện Kiến trúc Mỹ nhờ ý
tưởng kết hợp môi trường học tập với thiên nhiên xung quanh. Học sinhcó
thể học tập cả bên trong nhà lẫn ngoài trời. Khi tham gia lớp học bên
ngoài, mọi người có thể thỏa sức ngắm khung cảnh thiên nhiên, bao gồm
dãy núi Oak gần đó. |
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.