- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những “thượng đế” bị cưỡng bức trong “thị trường BOT” giáo dục?
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép biến trường học thành “thị trường BOT”...
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép biến trường học thành “thị trường BOT”, học sinh thành những “thượng đế” bị cưỡng bức và Hội phụ huynh trở thành bình phong, công cụ của ban giám hiệu.
Chuyện bắt đầu từ việc một ông bố gửi thư lên Chính phủ kiến nghị giải tán Hội phụ huynh. Đó là anh Võ Quốc Bình, phụ huynh lớp 3/2, Trường tiểu học Hòa Bình (Quận 1, TPHCM) khi bày tỏ “Hội phụ huynh học sinh chứ không phải hội phụ thu học sinh hay hội họa sỹ”.
Thậm chí, anh Bình còn dùng những hình ảnh khá “nặng nề”, ví Hội phụ huynh như một biến tướng của BOT trong giáo dục: “Nhưng chúng ta cũng đừng quên, trong sự nghiệp trồng người cũng có sự biến tướng theo kiểu BOT như vậy, nó làm ảnh hưởng đến công cuộc phát triển và cải cách của nền giáo dục nước nhà. Đó là muôn kiểu tận thu của nhà trường đối với học sinh và phụ huynh”. Anh Bình nói.
Thực ra, đề nghị của anh Bình không mới. Cách đây 3 năm (9/2014), trên báo Dân trí đã từng xuất hiện chủ đề này và nhiều bạn đọc khi đó đã đặt vấn đề nên giải tán Hội phụ huynh.
Lý do thì nhiều, song đa số ý kiến đều cho rằng Hội phụ huynh là “cánh tay nối dài” của Ban giám hiệu. Có ý kiến còn nhận xét Hội phụ huynh là công cụ, là bình phong và thậm chí, có cả ý kiến còn cho rằng Hội phụ huynh là “tay sai” của Ban giám hiệu.
Đây là những ý kiến cực đoan nên cần có cái nhìn công bằng xung quanh về vấn đề này.
Người viết bài này không biết mô hình Hội phụ huynh ra đời từ báo giờ nhưng chăc chắn, nó xuất hiện từ cách đây hơn ½ thế kỉ. Bằng chứng là khi người viết bài này cắp sách đến trường hơn 50 năm trước, đã thấy có mô hình này.
Phải khẳng định ở thời điểm đó, Hội phụ huynh thực sự có ích cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Họ vừa là cầu nối giữa phụ huynh với nhà trường, vừa là nguồn động viên rất lớn để vận động học sinh đến lớp (ngày đó, không phải trẻ em nào cũng được đến trường). Hội phụ huynh cũng là nới chuyển tải tâm tư nguyện vọng của phụ huynh với nhà trường và ngược lại… Tóm lại, họ thực sự là cánh tay phải của nhà trường và cũng là chỗ dựa tin cậy của phụ huynh.
Tuy nhiên gần đây, ở một số nơi, nhất là các thành phố lớn hoặc trung tâm kinh tế, Hội phụ huynh ít nhiều đã bị biến tướng, trở thành “công cụ” và “bình phong” để thực hiện những việc không mấy trong sáng.
Để vụ lợi, một số giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu đã khéo léo lựa chọn những phụ huynh có điều kiện kinh tế, quan tâm đến việc học hành của con cái và “dễ bảo” để dễ bề “thao túng”, nhất là trong việc thu chi và vận động học thêm.
Dưới “chiêu bài tự nguyện”, Hội phụ huynh đứng ra thu rất nhiều khoản bất hợp lý và nếu sự việc bị phát giác, Hội phụ huynh chính là “cái bình phong” được đem ra che chắn, “đỡ đạn”.
Tóm lại, từ một việc làm rất tốt và hiệu quả, tại một số địa phương, Hội phụ huynh đã bị biến tướng. Vì vậy, sự phản ứng của một số phụ huynh không phải là không có cơ sở.
Tuy nhiên, sự biến tướng này thường xảy ra ở những nơi có đời sống thu nhập cao. Ngược lại, ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, Hội phụ huynh còn trong sáng và hoạt động hiệu quả.
Người viết bài này từng tiếp xúc nhiều lần với Hội phụ huynh ở quê hương (xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) nên nhiều lần được chứng kiến không ít những hình ảnh cảm động. Họ dốc lòng, dốc sức cho sự nghiệp giáo dục con em trong làng, trong xã từ việc lo xây dựng trường sở, vận động tài trợ và không chỉ “vác tù và hàng tổng”, họ còn bỏ cả tiền túi để giúp đỡ nhà trường mỗi khi cần thiết.
Trở lại với những tranh cãi xung quanh Hội phụ huynh gần đây, theo người viết bài này, không nên đặt vấn đề để hay bỏ mà cần phải chấn chỉnh lại hoạt động từng rất hữu ích này, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
Đặc biệt, không để Hội phụ huynh biến tướng, trở thành “công cụ”, “tay sai” và bình phong cho ban giám hiệu trong các khoản thu chi. Muốn làm được điều này, có lẽ khó có phương cách nào tốt hơn là qui trách nhiệm người đứng đầu. Nếu cơ sở nào, trường lớp nào xảy ra tình trạng này, không ai khác, hiệu trưởng trường đó phải chịu trách nhiệm.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép biến trường học thành “thị trường BOT”, học sinh thành những “thượng đế” bị cưỡng bức và Hội phụ huynh trở thành bình phong, công cụ của ban giám hiệu.
Theo Bùi Hoàng Tám (Dân Trí)
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.