- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nỗi ấm ức của nhiều giảng viên
Có những cuốn sách nhà trường, giảng viên dày công biên soạn nhưng khách hàng đầu tiên và duy nhất là chủ quán photo.
TS Phạm Tuấn Anh, Trường ĐH Thương mại đã chia sẻ như vậy trong bài trình bày của mình tại hội thảo "Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo đại học trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm" diễn ra sáng nay, 28/2.
Ông Tuấn Anh gọi đây là "nỗi ấm ức của nhiều giảng viên".
TS Phạm Tuấn Anh cho rằng, cần có mô hình cung ứng học liệu cho SV để giải quyết tình trạng SV tìm đến giáo trình, tài liệu ở cửa hàng photo như hiện nay. Ảnh: Lê Văn. |
Một khảo sát do ông Tuấn Anh thực hiện đối với sinh viên về vấn đề học liệu cho thấy, chỉ có 8% SV cho biết họ dùng giáo trình photo vì không có giáo trình, tài liệu in chính thông.
Có tới hơn 80% SV trả lời rằng, do các sách photo quá phổ biến và dễ kiếm.
Trong khi đó, 30% SV trả lời rằng, việc sử dụng tài liệu photo là do thói quen, mọi người đều dùng nên mình cũng dùng theo còn 50% thì trả lời là do ngại đi tìm tài liệu chính thống còn tài liệu photo thì dễ tiếp cận.
Theo ông Tuấn Anh, ngay cả khi SV bỏ qua tài liệu photo, tìm tới thư viện để tiếp cận tài liệu chính thống thì lý do lớn nhất dẫn SV tới việc lựa chọn tài liệu, giáo trình photo chính là giá sách. "Tài liệu photo thì rẻ hơn hẳn so với các tài liệu in chính thống" - ông Tuấn Anh nhận định.
Ông Tuấn Anh cho rằng đây chính là nguồn gốc của nghịch lý: Trong khi giáo trình bị tồn kho dài hạn thì hoạt động sao chép ngang nhiên tồn tại và tạo ra thu nhập không hề nhỏ cho người vi phạm còn tác giả của những cuốn sách thì thu nhập bằng 0.
Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cho rằng, kết quả khảo sát không đưa ra đánh giá bi quan về ý thức của người học. "Sẽ thực tế hơn nếu chúng ta sử dụng kết quả này trong việc thiết kế các dịch vụ hỗ trợ học liệu cho sinh viên".
Từ đó, ông Tuấn Anh đề nghị triển khai mô hình cung ứng học liệu cho SV, tạo điều kiện cho sinh viên cơ hội tiếp cận và khai thác các học liệu đa dạng theo đúng nhu cầu với chi phí nằm trong mức chấp nhận của sinh viên.Theo đó, khi sinh viên đăng ký học phần đồng thời sinh viên sẽ đăng ký mô hinh sử dụng học liệu tương ứng. Với mỗi mô hình, SV sẽ chấp nhận mức nộp tiền tương ứng đổi lại SV được cung cấp giáo trình theo cơ chế cược tiền bìa giáo trình, sử dụng hết học phần thì trả lại mà không có bất cứ chi phí phát sinh.
Ít trường ĐH chú ý đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho SV
Một bản tham luận khác đáng chú ý được trình bày tại hội thảo là về vấn đề đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay.
Diễn giả là ThS. Nguyễn Duy Đạt của Trường ĐH Thương mại cho biết, Một khảo sát nhanh tại 5 trường ĐH đào tạo kinh tế lớn trong cả nước gồm Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG HN, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Kinh tế TP HCM cho thấy, nhiều trường không chú ý đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào tạo ĐH.
Cụ thể, hầu như tất cả các trường đều không có chương trình đào tạo kỹ năng cho SV trong chương trình đào tạo chính khóa, các chương trình đào tạo kỹ năng chủ yếu diễn ra tự phát theo hình thức câu lạc bộ của Hội SV, Đoàn Thanh niên hoặc không mang tính tổ chức, chủ đích thông qua các bài tập nhóm của chương trình chính khóa…
Trong khi đó, nhiều DN Việt Nam nói rằng khó khăn trong tìm kiếm những người lao động có kỹ năng phù hợp là trở ngại đáng kể trong hoạt động của DN.
"Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng việc tuyển dụng lao động là một thách thức vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp (thiếu hụt kỹ năng) hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề" - ông Đạt cho hay.
Từ đó, ông Đạt đề xuất cần tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho SV trong quá trình đào tạo ĐH, bao gồm việc đưa đào tạo kỹ năng thành một hoạt động động lập, yêu cầu sinh viên có chứng chỉ kỹ năng khi ra trường, hình thành đơn vị và nhân lực đào tạo kỹ năng và cuối cùng, quan trọng nhất là phải có sự phối hợp, gắn kết với DN để tìm hiểu nhu cầu kỹ năng cần thiết từ đó trang bị cho SV.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.