- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ sinh đạt 25.5 điểm khối C lỡ hẹn với giảng đường đại học vì quá nghèo
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua, điểm xét tuyển khối C của em Trịnh Thị Huyền Trang là 25.5 điểm, thế nhưng ước mơ vào giảng đường đại học…rất xa vời vì hoàn cảnh gia đình vốn khó khăn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua, điểm
xét tuyển khối C của em Trịnh Thị Huyền Trang là 25.5 điểm, thế nhưng
ước mơ vào giảng đường đại học… rất xa vời vì hoàn cảnh gia đình vốn khó
khăn.
Nhà nghèo rớt mùng tơi
Chúng tôi về thăm nhà em Trịnh Thị Huyền Trang (1998) quê ở xóm 4, xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, Nghệ An vào một buổi chiều giữa tháng 8. Lúc này, thời tiết ở xứ Nghệ vẫn nóng bức, chúng tôi đến là lúc hai mẹ con em Trang vẫn đang miệt mài phơi lúa lép.
Căn nhà nhỏ bé của gia đình Trang nằm lọt thỏm giữa vùng chiêm trũng của xã Nam Trung. Trong căn nhà chỉ có vài tạ thóc là đáng giá. Chị Nguyễn Thị Quế (1975) - mẹ Trang cho biết: “Gia đình có 4 sào ruộng, mỗi năm chỉ làm được 2 vụ lúa, mỗi mùa vụ như vậy thu về khoảng hơn 1 tạ thóc, nếu quy ra tiền cũng được hơn 500 nghìn. Vùng đất này quanh năm ngập lụt, ngoài làm lúa không biết làm gì để ăn. Nhà có 4 miệng ăn, gia đình nội ngoại lại nghèo khó nên cuộc sống trở nên túng quẫn hơn”.
Theo chị Quế, cũng vì thế mà 4 năm trước chồng chị là anh Trịnh Văn Huynh (1974) đã theo lời bạn bè lên đường sang Angola với hy vọng đổi đời. Để có được 160 triệu cho anh Huynh đi nước ngoài, gia đình đã vay mượn khắp nơi và cầm cố bìa đất tại ngân hàng. Không lâu sau, anh Huynh đã sang được Angola, thế nhưng tiền gửi về không thấy mà tiền chuộc để được về Việt Nam thì ngày một tăng, khiến chị Quế và người thân như ngồi trên đống lửa. “Để có tiền trang trải cho con ăn học, trả nợ lãi ngân hàng tôi đành nhắm mắt làm liều vay thêm 50 triệu đồng từ vốn vay người nghèo với hy vọng rồi có ngày chồng sẽ gửi tiền về”.
Mang tiếng là chồng đi nước ngoài 4 năm, nhưng ít ai biết rằng ở nhà 3 mẹ con không mua nổi cân gạo để ăn. Nghĩ về gia đình, Trang nói: “Mong sao bố có tiền để về đoàn tụ với gia đình, sau em còn có 1 đứa em trai đang học lớp 10, sắp tới cũng phải nghỉ học để đi làm thuê phụ giúp mẹ. Đã lâu rồi, chị em nhà em chưa được mặc bộ quần áo mới. Biết bố mẹ vất vã, nên chúng em chỉ biết cố gắng thôi”.
Bà Nguyễn Thị Nhung (1944) hàng xóm của Trang chia sẻ: “Hộ nhà Trang là khó khăn nhất xã, mong sao nhiều người giúp đỡ gia đình Trang và giúp bố nó về nước”.
Giấc mơ giảng đường… tan vỡ!?
Gia đình nghèo khó, nhưng chị em Trang học rất giỏi lại biết vươn lên trong cuộc sống. 12 năm học phổ thông, nhiều năm liền Trang là học sinh giỏi. Đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngquốc gia vừa qua, xét điểm thi khối C Trang được 24.5, điểm cụ thể là Văn 8.5 điểm, Sử, Địa mỗi môn 8 điểm cộng với 1 điểm vùng Trang được 25.5 điểm.
“Sau khi biết kết quả thi em vui lắm,thế nhưng chợt nghĩ nhà không có tiền thì đi học sao nổi. Nguyện vọng đầu tiên của em là vào học ngành công an song với số điểm này thì chắc là em trượt. Nếu rớt ngành công an, em chẳng biết học trường nào nữa, vì học ở đâu cũng phải mất tiền”.
Chị Nguyễn Thị Quế buồn bã nói: “Muốn cho con đi học lắm nhưng tiền lấy đâu ra, gia đình nghèo túng nợ nần chồng chất hàng trăm triệu. Muốn cứu bố nó về mà vẫn chưa được, giờ Trang đi học thì lấy tiền đâu ra em ơi. Nhiều đêm nó tâm sự, mẹ cho con đi học một ngành sư phạm, con sẽ vừa học vừa làm song tôi bảo “nhà có còn gì để bán nữa đâu con”. Thế là nó ôm mặt khóc”.
Để giúp đỡ hoàn cảnh em Trịnh Thị Huyền Trang, bạn đọc có thể gửi về địa chỉ: Nguyễn Thị Quế - Xóm 4, xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Hoặc liên lạc theo số điện thoại: 01697895961 (em Trang) hoặc 01628579547 (mẹ Trang). |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.