Chiều 25/12, PGS.TS Bùi Hiền cho biết ông đã hoàn thiện nghiên cứu cải
tiến chữ viết "Tiếq Việt" và quyết định công bố phần 2 sớm hơn dự định.
Toàn bộ đề xuất cải tiến Tiếng Việt dài 16 trang (gồm hai phần) của PGS.TS Bùi Hiền tại đây.
Trong khi dư luận xôn xao tranh luận về phần một cải tiến phụ âm
"Tiếq Việt", PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại
ngữ Hà Nội - vẫn miệt mài hoàn thiện phần thứ hai của đề xuất.
TS Hiền cho biết ông dự định công bố trọn vẹn bản nghiên cứu (gồm 2
phần) vào tháng 3/2018 nhưng sau đó quyết định công bố thông tin sớm đến
dư luận.
Chữ viết mới không làm tiếng nói và ý nghĩa khác đi
Chia sẻ với PV, tác giả Bùi Hiền thông tin phần thứ nhất đã công bố mới chỉ đề cập cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc “mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt”.
PGS Bùi Hiền cho rằng cải tiến chữ quốc ngữ
chỉ nhằm điều chỉnh bảng chữ cái, không làm thay đổi cách đọc và ý
nghĩa của câu chữ. Ảnh: Quyên Quyên.
Trong phần thứ hai này, PGS Bùi Hiền hoàn thiện nghiên cứu về nguyên
âm của tTếng Việt. Tác giả tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống
âm vị nguyên âm của Tiếng Việt (Hà Nội), từ đó chọn ra những chữ cái
tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc "một âm vị - một chữ cái".
Có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm là: Số lượng âm vị
nguyên âm thực sự hiện có trong Tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương
ứng; nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết Tiếng Việt.
Sau khi xác định xong hai hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm mới, cần
ghép chúng lại thành bảng âm vị cùng chữ cái biểu đạt thống nhất và
hoàn chỉnh của tiếng Hà Nội. Toàn bảng chữ cái (âm vị) Tiếng Việt (thủ
đô Hà Nội) gồm 33 đơn vị của PGS Bùi Hiền.
Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự a - b - c.
Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị
mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc
ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như: C (chờ), f
(phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).
Theo PGS Bùi Hiền, cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh
bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng thủ đô Hà
Nội, chứ không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn
đến ý nghĩa khác đi.
Bảng chữ cái mới theo cải cách của PGS Bùi Hiền. Ảnh: Quyên Quyên.
'Sao lại chửi bới nghiên cứu của tôi'?
PGS Bùi Hiền cho hay ông đã mất 40 năm nghiên cứu công trình khoa học
này. 22 năm trước, khi công trình bước đầu cho ra kết quả, ông nêu đề
xuất cải tiến chữ quốc ngữ trên một tạp chí khoa học nhưng không được
xem xét. Ông vượt qua quãng thời gian tìm tòi cùng những thời điểm khó
khăn để có được văn bản hoàn thiện hôm nay.
Tác giả cho rằng việc cải tiến chữ quốc ngữ của mình hướng tới tiếp
tục nâng cao hiệu quả của bộ chữ cái La tinh trong giai đoạn phát triển
và hội nhập vào cuộc cách mạng 4.0.
Phần một thuộc cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền nêu đề xuất cải
tiến phụ âm, bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ
sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z.
Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng
trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q =
Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.
Vì âm "nhờ" (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n' để biểu đạt.
PGS Bùi Hiền khẳng định đây là nghiên cứu, đề xuất khoa học cá nhân, việc có thể áp dụng hay không do Chính phủ quyết định.
Ở thời điểm này, Chính phủ và Bộ GD&ĐT chưa có chủ trương cải
tiến chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, ở thời điểm khác, nếu thấy đây là đề xuất
hợp lý, cơ quan chức năng có thể xem xét.
Về phía dư luận, trước những bình luận ác ý, PGS Bùi Hiền cho hay:
“Việc nghiên cứu khoa học tôi thử nghiệm, nếu thích, bạn có thể sử dụng,
nếu không thì thôi. Tại sao các bạn lại chửi bới tôi?”.
Nguyên hiệu phó ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho hay sau khi được dư luận quan
tâm, ngoài nhiều ý kiến trái chiều, ông rất hạnh phúc khi nhận được
những bức thư từ học trò, giáo viên, đồng nghiệp đã tìm hiểu, ủng hộ
nghiên cứu này.
Đặc biệt, những bức thư được trao đổi bằng chứ viết cải tiến mới mà PGS Hiền đề xuất cải tiến.
Đoạn văn được trích từ báo Nhân Dân ngày 16/12 chuyển sang chữ viết mới của PGS.TS Bùi Hiền. Ảnh: Quyên Quyên.
Từ cải tiến chữ viết 'záo zụk' đến chuyện tiếp nhận ý tưởng mới.
Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS Bùi Hiền khiến dư luận tranh cãi.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần đón nhận nghiêm túc các ý tưởng khoa học,
dù chưa khả thi.
Để đọc văn bản mới chỉ mất 10 phút
PGS Bùi Hiền đưa ra đoạn viết thử nghiệm trực tiếp về cách viết Tiếng
Việt mới và khẳng định chỉ cần đọc kỹ bảng chuyển đổi cách đọc các chữ
cái mới và cũ, học nhẩm ít phút những chữ in đậm, rồi tập trung học thật
thuộc 6 chữ cái sau trong vòng 10 phút là có thể đọc được văn bản mới.
Đó là: C (chờ) = ch, tr; K (cờ) = k, c, q ; Q (thờ) = th; W(ngờ) = ng,
ngh ; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r.
Chính vì việc dễ nhớ, dễ đọc, PGS Bùi Hiền cho hay, "nạn mù chữ" chỉ
được giải quyết triệt để trong 1-2 ngày với những người đã biết chữ hiện
hành. Học sinh lớp 1 và người dân tộc, người nước ngoài sẽ rút ngắn
được thời gian học "vỡ lòng" ít nhất một nửa so với cũ.
Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.