- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện hơn 8,1 tỉ đồng vi phạm tại đề án phát triển trường dân tộc nội trú
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra Việc thực hiện Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011- 2015”
Theo kết luận thanh tra, các tỉnh, huyện có đông người dân tộc thiểu số, có nhu cầu và đủ điều kiện mở trường đề đã có trường PTDTNT (trung bình mỗi tỉnh có 1 trường PTDTNT tỉnh và mỗi huyện có 1 trường PTDTNT huyện). Đến tháng 12/2015 đã có 308 trường PTDTNT được thành lập ở 50 tỉnh, tăng 14 trường so với trước khi thực hiện đề án.
Quy mô học sinh trong các trường PTDTNT là 88.219 em, đạt tỉ lệ 8,03% số học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học của cả nước…. Hiện nay có 120/308 trường PTDTNT được công nhận đạt chuẩn quốc gia… Tính trung bình hàng năm, hơn 50% học sinh các trường PTDTNT tốt nghiệp THPT thi đỗ thẳng vào ĐH, CĐ…
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cho biết qua thanh tra thấy quá trình triển khai thực hiện đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011- 2015” tại Bộ GD-ĐT, và các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Bình Phước, An Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng còn có những thiếu sót, vi phạm.
Cụ thể, về phía Bộ GD-ĐT và Ban chỉ đạo đề án, thì Ban chỉ đạo hoạt động còn mang tính hình thức. Những tồn tại, vướng mắc của các địa phương trong quá trình thực hiện Đề án chưa kịp thời phát hiện, chưa có biện pháp hữu hiệu xử lý và tháo gỡ.
Đề án không có nội dung cung cấp trang thiết bị dạy học cho các trường được xây mới, dẫn đến cơ sở vật chất của các trường không đồng bộ…
Việc bố trí nguồn vốn cho các dự án đã được phê duyệt còn chậm, thiếu, dẫn đến nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện so với kế hoạch đề ra. Có dự án không thể triển khai được sau khi phê duyệt, gây lãng phí trong đầu tư….
Đối với 12 tỉnh, nhiều địa phương chưa chú trọng huy động các nguồn vốn tại địa phương để lồng ghép thực hiện các hoạt động của đề án, không xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng học sinh dân tộc theo quy định.
Vi phạm trong việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản còn khá phổ biến ở các dự án đầu tư xây dựng. Tổng số tiền vi phạm được phát hiện qua thanh tra 56 dự án là hơn 8.176,986 triệu đồng. Trong đó các đoàn thanh tra, kiểm toán ở Trung ương, địa phương phát hiện 6.649,531 triệu đồng, đoàn của Thanh tra Chính phủ phát hiện 1.780,61 triệu đồng.
Ngoài ra còn một số vi phạm khác tại các địa phương như phân bổ vốn, mua sắm trang thiết bị dạy học, quy định định mức xây dựng cơ bản không đúng quy định của Nhà nước…
Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá những khuyết điểm, vi phạm trên đã làm chậm tiến độ và chất lượng đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả dạy và học tại các trường PTDTNT.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã có một số kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chấn chỉnh về công tác quản lý. Trong đó có kiến nghị như Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc chưa thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Đề án, chưa xây dựng website và chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho hệ thống trường PTDTNT...
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý về kinh tế đối với UBND các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Nghệ An, Trà Vinh và Sóc Trăng, Lạng Sơn, Sơn La, Bình Định và Bình Phước: Thu hồi tiếp tục đầu tư cho Đề án số tiền 503,010 triệu đồng từ các nhà thầu thi công các dự án đầu tư xây dựng tại địa phương, giảm trừ thanh toán, quyết toán số tiền 1.527,455 triệu đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng tại địa phương.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.