- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phòng thi đặc biệt của các thí sinh khuyết tật, bị tai nạn không thể tự chép bài, phải có người chép hộ
Phòng thi này được bố trí cán bộ coi thi bình thường tuy nhiên kèm theo các giáo viên hỗ trợ thí sinh ghi chép lại phần bài làm theo lời đọc của họ.
Phòng thi này được bố trí cán bộ coi thi bình thường tuy nhiên kèm theo các giáo viên hỗ trợ thí sinh ghi chép lại phần bài làm theo lời đọc của họ.
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay tại địa bàn, có 5 thí sinh đặc biệt được bố trí riêng một phòng thi. Trong đó có 3 thí sinh bị tai nạn giao thông, té ngã nên bị chấn thương tay hoặc thân thể, không thể ghi chép được. 2 thí sinh còn lại bị khuyết tật đặc biệt.
Thí sinh Phạm Thị Thu Thủy, học sinh Trung tâm Giáo dục khuyết tật Võ Thị Sáu. Từ nhỏ Thủy đã ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và không biết cha mẹ là ai. Nữ sinh này cho biết, bản thân em bị dị tật bẩm sinh nên đôi chân em co quắp lại từ đầu gối trở xuống khiến việc đi lại khó khăn
Theo quy chế thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT, 5 thí sinh đã được đặc cách xét tốt nghiệp, tuy nhiên các em vẫn có nguyện vọng được vào đại học nên đã tham gia kỳ thi này để lấy điểm xét tuyển.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết: "Các thí sinh đều được một giáo viên không phải là giáo viên dạy môn đang dự thi hỗ trợ chép bài theo lời đọc của thí sinh. Toàn bộ quá trình này có ghi âm để tránh khiếu nại về sau".
Phòng thi này cũng sẽ không được kết nối mạng, không có hoặc phải cắt camera giám sát (nếu có), cách âm với các phòng thi lân cận và bên ngoài khu vực thi.
Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cũng cho biết tại điểm thi trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, 3 thí sinh khiếm thị sẽ được bố trí ở 3 phòng thi riêng. Ngoài 2 cán bộ coi thi, mỗi phòng thi đặc biệt này có bố trí thêm một cán bộ hỗ trợ viết bài đối với môn thi tự luận và tô mã đề đối với môn thi trắc nghiệm.
Ở điểm THPT Chi Lăng (huyện Tịnh Biên, An Giang) Phạm Quốc Sơn là thí sinh duy nhất được bố trí một phòng thi riêng do không may gặp tai nạn bị đứt động mạch chủ ở tay phải, không thể cầm bút viết. Trong số 3 cán bộ coi thi, có 1 cán bộ làm nhiệm vụ chép bài thi cho Sơn.
Thí sinh cả nước hiện đang làm bài thi THPT Quốc gia môn Toán
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.