Phụ huynh, học sinh Hà Nội không còn "né" trường nghề

Con trai thi THPT Quốc gia đạt 17 điểm và rất thích học ngành điện tử, chị Bùi Thị Chi (Hà Đông, Hà Nội) thở phào nhẹ nhõm khi con quyết định chọn một trường cao đẳng (CĐ) nghề để theo học.

Con trai thi THPT quốc gia đạt 17 điểm và rất thích học ngành điện tử, chị Bùi Thị Chi (Hà Đông, Hà Nội) thở phào nhẹ nhõm khi con quyết định chọn một trường cao đẳng (CĐ) nghề để theo học.

Lựa chọn phù hợp

Là công nhân, lương “ba cọc ba đồng”, chị Bùi Thị Chi luôn nỗ lực để cậu con trai lớn có điều kiện học tập tốt nhất. Ba năm cấp 3 của Trung Hiếu, con trai chị, là sự cố gắng của cả gia đình khi con chị nằng nặc đòi đi học nghề từ lúc mời tốt nghiệp THCS.

19970862_10213335995579499_1180344320_n.jpg
Góc tư vấn của trường CĐ nghề cơ điện Hà Nội thu hút sự quan tâm của khá đông phụ huynh, học sinh - Ảnh: D.H 

“Tôi cảm thấy may mắn vì ngay từ lúc học hết lớp 9 con đã bảo với bố mẹ là chỉ thích đi học nghề, ngành điện tử. Vào đại học tốn tiền, lại khó xin việc khi ra trường nên cháu xác định rất rõ từ đầu là chỉ đi học nghề là hợp lý nhất. Học hết lớp 9 thấy cháu còn “non” quá nên tôi động viên cháu học thêm 3 năm cấp III cho cứng cáp” - nữ phụ huynh chia sẻ.

Với điểm thi 17 điểm THPT Quốc gia, hai mẹ con đang cùng nhau tìm hiểu một số trường cao đẳng nghề để lựa chọn ngành phù hợp. “Tôi nhẹ cả người vì nhỡ như cháu cứ nằng nặc đòi đi học đại học thì lại mất thời gian khuyên bảo. May mà cháu đồng thuận với quyết định này” - chị nói.

Với anh Bùi Quang Liêm (Cầu Giấy, Hà Nội), dù con trai đang học lớp 11 nhưng thời điểm hiện tại, anh đã cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với con. “Sang năm con tôi mới thi nhưng giờ tôi đã tìm hiểu dần rồi. Học nghề và có một nghề trong tay là công việc có trải nghiệm, có sự tự lập, nên tôi rất mong con xác định đúng con đường”.

Theo anh Liêm, công cuộc định hướng cho con hiện đang khá gian nan vì con anh vẫn muốn lựa chọn những ngành vừa nhàn lại vừa lương cao.

“Tôi nói thẳng với cháu là trong xã hội chẳng có nghề nào vừa nhàn vừa nhiều tiền cả, mỗi nghề có đặc thù riêng. Lực học của con thiên về môn nào thì chọn cho đúng, chứ đừng chạy theo những ngành “hot”, những nghề nhàn hạ. Điều đó rất mơ hồ, phi thực tế” - anh Liêm bày tỏ quan điểm.

Cam kết có việc làm cho học viên

Nếu như mọi năm, không ít trường nghề luôn loay hoay tìm nguồn tuyển để lấp đầy chỉ tiêu vốn luôn thiếu hụt thì năm nay, nhiều trường đã thể hiện sự chủ động của mình trong tuyển sinh để hấp dẫn thí sinh.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh trường CĐ Nghề cơ điện Hà Nội, cho biết, trường đang kỳ vọng vượt chỉ tiêu 1.400 năm nay bởi sự quan tâm ngày càng lớn của đông đảo phụ huynh, học sinh.

“Qua tư vấn tuyển sinh, chúng tôi thấy phụ huynh ngày càng thực tế hơn, không còn quá mải mê theo những ngành hot bởi số sinh viên ra trường thất nghiệp vẫn tăng. Phụ huynh dần có cái nhìn sáng suốt hơn khi định hướng công việc tương lai cho con” - ông Tuấn nói.

Một mặt làm công tác tư tưởng cho người học và phụ huynh, mặt khác trường chủ động tạo sự hấp dẫn bằng việc cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm với 5 ngành trọng điểm (Công nghệ hàn, Công nghệ ô tô, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp và Cắt gọt kim loại). Hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp ký kết với trường về nhu cầu nhân lực.

Theo Phụ nữ Việt Nam


học nghề

tuyển sinh 2017

thi trường nghề


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.