- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ huynh ủng hộ quy định cấm bán nước ngọt có ga trong trường học
Quy định không quảng cáo kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với công tác dinh dưỡng dành cho trẻ em
Quy định không quảng cáo kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với công tác dinh dưỡng dành cho trẻ em.
Một trong những nội dung đáng chú ý trong chỉ thị số 46/CT-TTg về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây là quy định: Không quảng cáo và kinh doanh các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học.
Quy định không quảng cáo kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với công tác dinh dưỡng dành cho trẻ em. Chính vì thế ngay sau khi được ban hành Chỉ thị nhận được ủng hộ tích cực từ nhiều phụ huynh.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Viết Hoàng có con trai đang theo học một trường tiểu học tiểu học tại Hà Nội cho biết:
'Quy định cấm kinh doanh nước ngọt có ga, đồ uống có cồn là quyết định đúng đắn của Chính phủ để tránh tình trạng căng tin trường học trở thành quầy bách hóa tổng hợp, cái gì cũng bán, mua gì cũng có'.
Theo anh Hoàng: 'Để cấm bán, cấm quảng cáo sản phẩm đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường phụ thuộc rất nhiều vào ban giám hiệu nhà trường. Còn phụ huynh như chúng tôi muốn kiểm soát rất khó'.
Bên cạnh vai trò nhà trường, anh Hoàng cho rằng, để hạn chế học sinh tự do mua sản phẩm đồ uống có cồn, có ga, phụ huynh phải kiểm soát việc cho con tiền tiêu sài.
'Con nhà tôi rất thích uống nước ngọt có ga và khi có tiền thì cháu thường tự mua. Khi ăn cơm nếu chọn giữa nước ngọt có ga và nước ép hoa quả cháu thích nước ngọt có ga hơn.
Như vậy sử dụng nước ngọt có ga sẽ cảm thấy thích và thèm, do đó để đảm bảo an toàn các cháu, tôi không cho tiền tiêu sài như trước kia nữa', anh Hoàng chia sẻ kinh nghiệm.
Cũng có con đang theo học tại một trường tiểu học, chị Nguyễn Thị Lương (Hà Nội) cũng bày tỏ sự ủng hộ quy định về việc không được quảng cáo, kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học, bởi đây đều là sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Theo lời kể của chị Lương, con gái năm nay 6 tuổi nhưng chỉ nặng 20kg, biếng ăn nhưng rất thích uống nước ngọt có ga.
'Có những hôm cháu uống nước ngọt có ga xong không chịu ăn cơm, hoặc thích ăn cơm rang và đòi uống nước ngọt có ga. Khi cháu đi lớp dù mình không cho tiền nhưng lại được các bạn mua cho uống nên không kiểm soát được. Vì thế việc cấm bán, cấm kinh doanh nước ngọt có ga trong trường là cần thiết', chị Lương nhấn mạnh.
Cũng theo chị Lương cần quy định về chế tài xử phạt bán nước ngọt có ga, đồ uống có cồn trong trường để đảm bảo tính răn đe tránh việc có nơi thực hiện có nơi không.
'Theo tôi phải cấm bán nước ngọt có ga, đồ uống ở các hàng quán gần trường học để các con không chạy ra mua', chị Lương cho biết.
Ở góc độ người mẹ đồng thời là chuyên gia dinh dưỡng, Bác sĩ Lê Thị Hải – nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc Gia) cho rằng:
'Tôi ủng hộ hoàn toàn Chỉ thị của Thủ tướng về việc không được quảng cáo, kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học, vì đây là những sản phẩm không có lợi cho sức khỏe'.
Theo Bác sĩ Hải, để tăng cường đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ, Chính phủ cần yêu cầu không quảng cáo nước ngọt có ga trên báo chí, truyền hình.
'Sử dụng nhiều đồ uống có cồn gây tác hại thế nào thì ai cũng biết, riêng về nước ngọt có ga nếu trẻ em uống nhiều sẽ bị ảnh hưởng vì thực chất nó chỉ là năng lượng rỗng. Sử dụng nhiều nước ngọt có ga có thể gây ra hiện tượng còi xương chậm lớn do tăng đào thải canxi qua nước tiểu.
Ngoài ra, sử dụng nước ngọt có ga nhiều còn khiến trẻ biếng ăn, gây ra béo phì vì cung cấp đường không có vi chất dinh dưỡng. Do đó, người lớn và trẻ em đều không nên uống', Bác sĩ Hải cho biết.
Theo Bác sĩ Lê Thị Hải, để đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh, các trường học chỉ nên bán và cho học sinh uống sữa, nước trái cây ép hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc tự nhiên.
Theo Giadinh.net
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.