Rớt nước mắt "những đôi chân trần bé nhỏ" giữa giá lạnh

Mùa này miền ngược lạnh đến tê tái! Những đứa trẻ theo mẹ theo cô đến trường, đứa chân trần, đứa dép tổ ong... Sao mà thương đến thế!

Mùa này miền ngược lạnh đến tê tái! Những đứa trẻ theo mẹ theo cô đến trường, đứa chân trần, đứa dép tổ ong... Sao mà thương đến thế!

Những ngày này miền Trung chìm trong giá rét! Con người cũng ngại ra đường. Đà Nẵng, bên góc phố nhỏ, người ta nhâm nhi ly cà phê ấm rồi bàn đủ chuyện nhân tình thế thái.

Những đứa trẻ "xì phố" được cha mẹ vun vén cho đủ thứ áo quần ấm áp đang bấm điện thoại chơi game.

Cách chốn phồn hoa ấy chừng 200km, rừng trời Trà My, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chìm trong khói sương mù mịt. Như một quy luật bao đời nay vẫn thế, khi mùa nắng qua rồi, mùa lạnh đến riết lấy vùng núi này.

Lạnh tê tái, lạnh cắt da thịt. Nhưng tất cả chẳng ngăn được người ta lên nương, lên rẫy; chẳng ngăn được những đôi chân nhỏ bé đến trường.

Rớt nước mắt những đôi chân trần bé nhỏ giữa giá lạnh - Ảnh 2.

... Nuôi con chữ sao mà lắm gian nan!

Cô giáo Trà Thị Thu (điểm trường Mô Rỗi - trường tiểu học Trà Tập) năm nay mới 24 tuổi nhưng đã cắm bản được 3 năm trời. Hỉ, nộ, ái, ổ... trên chặng đường gieo con chữ, cô giáo trẻ cũng dần cảm nhận hết.

Điểm trường của cô Thu có 2 giáo viên, 18 cháu mẫu giáo và 7 cháu học sinh tiểu học. Mùa rét, việc ăn uống, nghỉ ngơi của các cháu rất khó khăn.

25 cháu nhưng có 10 cái chăn nên nhiều khi các em lạnh lắm! Thiếu thốn đủ thứ nhưng việc học, ăn ở của các em học sinh tại đây không bị gián đoạn. Tất cả là nhờ vào bàn tay chăm sóc của 2 cô trẻ này.

Rớt nước mắt những đôi chân trần bé nhỏ giữa giá lạnh - Ảnh 3.

Nụ cười của cô trò điểm trường Mô Rỗi giữa buốt giá.

Rớt nước mắt những đôi chân trần bé nhỏ giữa giá lạnh - Ảnh 4.

Trời rét căm căm, các em vẫn chỉ có những manh áo cộc.

"Thứ 6 em về quê ở huyện Thăng Bình chơi với mẹ. Chủ nhật là em dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho học sinh, cho mình rồi lên núi để kịp thứ 2 đi dạy.

Điểm trường ở xa em phải đi bộ khoảng 45 phút nữa mới lên đến nơi. Ở đó, có 8 em nhỏ ở nên cứ tối ngày quây quần bên tụi nhỏ", cô Thu tâm sự.

Thứ 6 này cũng vậy! Trước khi về với gia đình, cô giáo nhỏ lại dẫn đứa trẻ nhỏ về với cha mẹ trước. Những đứa trẻ nhỏ xíu, em đi chân trần, em đi đôi dép tổ ong cứ lon ton trong giá rét.

Các em lội qua con suối, run rẫy khi ngang qua chiếc cầu độc mộc, rồi chạy qua đám ruộng bậc thang, nơi những khấc ruộng còn cao hơn đầu chúng. Đường về nhà, đường tới trường của các em sao mà gian nan đến thế!

Rớt nước mắt những đôi chân trần bé nhỏ giữa giá lạnh - Ảnh 5.

Còn lắm những thiếu thốn, nhưng cô trò vẫn cùng nhau vượt qua.

Những đôi má cũng ửng hồng vì nứt nẻ trong rét buốt. Đến thương! Đến tội! Nhưng lạnh giá là vậy, gian nan là thế nhưng cô trò nhỏ nơi miền ngược nhưng khuôn mặt vẫn nở nụ cười tươi rói. Những nụ cười xua tan giá rét!

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My Võ Đăng Thuận cho biết, thời điểm hiện tại địa bàn rất lạnh.

Tuy nhiên, các thầy cô, phụ huynh và ngành giáo dục vẫn nỗ lực đảm bảo việc học tập của các em bình thường.

Theo ông Thuận, nhìn chung huyện miền núi Nam Trà My còn khó khăn hơn rất nhiều so với các địa bàn khác về cơ sở vật chất nên đòi hỏi ngành giáo dục phải nỗ lực rất nhiều.

"Thời tiết lạnh giá nên một số em nhỏ ở bậc mầm non ít đến lớp còn bộ phận các cấp lớn hơn vẫn duy trì đều đặn. Thầy cô và phụ huynh phối hợp hỗ trợ đưa đón các em đến trường", ông Thuận nói.

Theo Người đưa tin



trời rét

học sinh vùng cao


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.