- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Sinh viên tốt nghiệp đại học lương thấp hơn cả nhân viên sửa xe máy, ôtô"
Theo Thạc sĩ Trần Phương: "Ngày xưa quan niệm rằng tấm bằng đại học là cơ hội ngắn nhất để bước vào đời, có thể tìm kiếm một công việc ổn định, lương cao."
Theo Thạc sĩ Trần Phương: "Ngày xưa quan niệm
rằng tấm bằng đại học là cơ hội ngắn nhất để bước vào đời,
có thể tìm kiếm một công việc ổn định, lương cao. Nhưng ngày
nay câu chuyện đã khác. Tôi thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp ra
trường lương còn thấp hơn cả nhân viên sửa xe máy, ôtô ở các
cửa hàng."
Chương trình Toàn cảnh 24H của VTV vừa có phóng sự "Cử nhân thất nghiệp - Những con số báo động." Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 215.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, một con số đáng báo động.
Nhóm có trình độ sơ cấp nghề thất nghiệp chỉ bằng 15% con số đại học trở lên. Trong khi đó, theo thống kê của mạng việc làm Jobstreet Việt Nam, 90% đối tượng mới tốt nghiệp đại học không bằng lòng với công việc đang làm, 55% trong số này cho biết, lý do là vì công việc không mang lại hướng đi sự nghiệp rõ ràng.
Rất nhiều cử nhân khi ra trường không tự tin vào công việc, không tự tin vào khả năng của mình dẫn đến việc nhanh chóng đi tìm một công việc khác.
Thạc sĩ Trần Phương - Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt Giao cho biết: "Ngày xưa quan niệm rằng tấm bằng đại học là cơ hội ngắn nhất để bước vào đời, có thể tìm kiếm một công việc ổn định, lương cao. Nhưng ngày nay câu chuyện đã khác. Tôi thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường lương còn thấp hơn cả nhân viên sửa xe máy, ôtô ở các cửa hàng."
Hiện đã có nhiều bạn trẻ bắt đầu cởi mở tư duy, chủ động nghiên cứu đầu ra trước khi chọn con đường học vấn. Với họ, chuyện có việc làm nên theo đúng đam mê, thu nhập tốt, quan trọng hơn so với việc bằng mọi giá theo đuổi tấm bằng đẹp.
Vào thời điểm này, hàng triệu học sinh đang trong giai đoạn đăng ký thi THPT Quốc gia năm 2018. Chọn trường rồi mới chọn nghề hay xác định nghề trước khi chọn trường, đâu mới là lối đi hợp lý? Có con em học đại học, đặc biệt là ở các ngôi trường danh giá, được xã hội trọng vọng là niềm tự hào của mỗi gia đình. Đó cũng chính là lý do vì sao vào mỗi kỳ tuyển sinh đại học, học sinh thì căng thẳng, phụ huynh lại "đứng ngồi không yên", đặt vào đó niềm hy vọng về tương lai. Suy nghĩ của hàng chục năm về trước đến nay vẫn ăn sâu vào tâm trí nhiều người.
Theo Helino
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.