- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sớm lướt smartphone, trẻ mất khả năng viết
Các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia vật lý trị liệu Anh đang cảnh báo trẻ em gặp trở ngại khi tập viết do hậu quả thói quen lướt điện thoại thông minh (smartphone).
Các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia vật lý trị liệu Anh đang cảnh báo trẻ em gặp trở ngại khi tập viết do hậu quả thói quen lướt điện thoại thông minh (smartphone).
Trong một phát biểu mới trên tờ The Guardian, Sally Payne, trưởng Khoa Vật lý liệu tại Heart of England Foundation thuộc NHS Trust (Anh), nhấn mạnh: "Trẻ em được dạy cầm bút chì khi đến trường nhưng ngày càng không thể giữ nó vì không có các kỹ năng vận động cơ bản".
Nhiều trẻ em đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc học viết - ảnh: DAILY MAIL
Theo bà, việc học viết không chỉ đơn giản là đến trường, học chữ và tập cầm lấy bút viết. Để thực hiện động tác viết, người ta cần kiểm soát chặt chẽ và linh hoạt các cơ bắp trên ngón tay.
Với một đứa trẻ phát triển bình thường, các cơ ngón tay sẽ được tập luyện thông qua các trò chơi như xếp hình khối, cắt dán thủ công, sử dụng kéo đồ chơi, chơi thắt dây thừng… suốt thời thơ ấu.
Một em bé thời công nghệ hầu như chỉ chơi với chiếc smartphone hoặc máy tính bảng chỉ sử dụng mỗi ngón trỏ. Theo phân tích của các chuyên gia, để có thể cầm bút, em bé cần sử dụng cơ của tất cả các ngón tay.
Trong khi đó, em bé lạm dụng smartphone hầu như chỉ có thể sử dụng ngón trỏ, những ngón quan trọng khác như ngón cái thay vì cử động để viết thì chỉ đóng vai trò phụ trợ để cố định cây bút.
Nhiều trẻ em Anh đang phải trị liệu để có thể viết được bởi không dễ dàng để khôi phục khả năng vận động của bàn tay một khi trẻ đã thiếu hụt điều đó suốt thời thơ ấu.
Đó cũng là lời khuyên của bà Mellissa Prunty, chuyên viên vật lý trị liệu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chữ viết quốc gia Anh.
Theo bà, đừng đưa ra quá nhiều giả thuyết về việc tại sao một đứa trẻ không thể viết ở độ tuổi dự kiến. Hãy đưa trẻ đi can thiệp khi có nguyên nhân liên quan đến công nghệ.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.