- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thầy hiệu trưởng chuyên cứu giúp trẻ mồ côi
15 trẻ em người Xê Đăng mồ côi, nghèo khó phải bỏ học đã được thầy Lý Văn Đường, Hiệu trưởng Trường cấp 1 Trà Cang (Nam Trà My, Quảng Nam) cưu mang, cho ăn học.
15 trẻ em người Xê Đăng mồ côi, nghèo khó phải bỏ học đã được thầy Lý Văn Đường, Hiệu trưởng Trường cấp 1 Trà Cang (Nam Trà My, Quảng Nam) cưu mang, cho ăn học.
Dưới đỉnh Ngọc Linh, nóc nhà của miền Trung, rất nhiều trẻ em Xê Đăng nghèo rơi vào cảnh mồ côi bởi cha mẹ tự tử bằng lá ngón. Do mâu thuẫn hoặc nghĩ quẩn, người dân ở chốn này dễ tìm đến cái chết, để lại những hệ lụy khôn lường.
Về nhận chức hiệu trưởng tại Trường cấp 1 Trà Cang cách đây 4 năm, thầy Lý Văn Đường băn khoăn vì nhiều học sinh phải thất học. Thầy Đường vào tận các thôn làng Xê Đăng chót vót trên các nóc núi tìm hiểu, mới biết nguyên nhân là các em mồ côi, không ai nuôi nấng.
“4 năm trước khi tách Phổ thông cơ sở ra thành 3 cấp học, tôi về thì thấy học sinh tiểu học bỏ trường nhiều. Biết lý do các em không có chỗ ăn ở, tôi trình bày với các giáo viên và người dân ý định đón các em về nuôi nấng, cho ăn học”, thầy Đường kể.
Nói là làm, thầy vận đồng mọi người dựng căn nhà nhỏ trong trường để đón các trẻ mồ côi về ở, tiện bề chăm sóc.
Nhiều trẻ em mồ côi người Xê Đăng dưới chân dãy Ngọc Linh được thầy Lý Văn Đường cưu mang, cho ăn học |
Trường hợp đầu tiên được thầy giúp đỡ là 4 anh em mồ côi Hồ Văn Lơn, Hồ Văn Lơm, Hồ Văn Lỡ, Hồ Văn Lễu ở thôn 7 Trà Cang. Cha mẹ các em cùng ăn lá ngón tự tử, 4 anh em rơi vào cảnh bơ vơ, nay ở nhờ nhà này, mai đến nhà khác. Ngày ngày các em phải kiếm sống trên rừng, không có điều kiện nên bỏ học.
Thầy Đường đón mấy anh em về nuôi nấng, cho ăn học. Đến nay cả 4 anh em đều được đến với con chữ, anh đầu sắp tốt nghiệp cấp 2.
Một năm sau, thầy đón tiếp 2 chị em mồ côi Hồ Thị Điểu, Hồ Văn Nghẽo về nuôi.
Năm 2014, biết tin 4 chị em Hồ Thị Vang, Hồ Văn Vuông, Hồ Văn Võ, Hồ Thị Văn sống trên nóc Măng Lâng phải bỏ trường do cha mẹ ăn lá ngón, thầy cũng đích thân đón, vận động đến trường và cùng các thầy cô nuôi, cho ăn học.
Thầy Đường kể, đáng nhớ nhất là trường hợp của 2 chị em Hồ Thị Bình ở thôn 1, nóc Lăng Cheng. Năm 2015, biết tin Bình mồ côi, ở với bà ngoại và không thể đến trường, thầy leo núi 4 giờ đồng hồ vào tận nơi tìm hiểu.
Đến nơi, thầy Đường thấy em Bình còn không đủ quần áo để mặc. “Hỏi em muốn theo thầy đến trường không, em liền gật đầu. Tôi muốn đón cả hai chị em xuống nhưng bà ngoại không chịu, chỉ để mỗi Bình đi. Nay Bình đã lớp 4, em nhỏ đến tuổi học mẫu giáo. Chúng tôi đang vận động góp tiền xây nhà để đón cả bà ngoại em xuống ở giữ cháu”, thầy Lý Văn Đường nói.
Cứ thế, 15 trẻ em Xê Đăng mồ côi cả cha lẫn mẹ đều được thầy đón về trường, tiếp tục học con chữ. Ngoài ra tại ngôi trường này còn có hơn 20 e mồ côi cha hoặc mẹ. Các em đều được ăn ở theo diện bán trú, học hành đầy đủ.
Tại điểm trường, các trẻ mồ côi ngoài đươc ăn học còn được vui chơi với bạn bè trang lứa |
Thầy Đường phấn khởi cho biết, năm 2014, thầy cùng nhà trường đã xin được hệ bán trú cho 46 học sinh. Điểm trường cũng vừa được huyện đầu tư xây mới, phòng ăn phòng ngủ của học sinh khang trang.
“Những ngày đầu rất khó khăn. Các thầy cô trong trường vận động nhau đi xin gạo, mì tôm, cá khô về để nuôi học sinh. Thầy cô ăn gì, trò ăn nấy. Đến ngày tết, các thầy cô lại thay phiên nhau chở các em về tận nhà. Tôi đã mấy lần chở các em mồ côi về thôn, rồi đi bộ đưa các em tận nóc núi.
Bây giờ có chế độ bán trú của Nhà nước hỗ trợ nên các em khá đầy đủ”, thầy Đường nói.
Xã miền núi Trà Cang là một trong những địa phương nghèo khó của huyện Nam Trà My. Xã có 7 thôn với 38 nóc nằm trên dãy Ngọc Linh. Toàn xã có 905 hộ, hơn 4000 khẩu, tất cả đều là người Xê Đăng. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo ở xã trên 80%.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.