Thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc “xé nát” môn Sử

"Thi trắc nghiệm, đồng nghĩa với việc môn Sử bị “xé nát” cấu trúc, từ 1 môn tự luận 180 phút trở thành 1 hợp phần trong bài thi 20 câu với thời gian 30 phút...” .

"Thi trắc nghiệm, đồng nghĩa với việc môn Sử bị “xé nát” cấu trúc, từ 1 môn tự luận 180 phút trở thành 1 hợp phần trong bài thi 20 câu với thời gian 30 phút. Chắc chắn rằng, học sinh ra khỏi phòng thi là... quên ngay những kiến thức vừa làm” .

thi trac nghiem dong nghia voi viec “xe nat” mon su hinh anh 1

Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cùng học trò

Thạc sỹ Trần Trung Hiếu – Giáo viên Sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu tỏ ra khá thất vọng khi nói như vậy về Dự thảo phương án thi 2017 vừa được Bộ GD ĐT công bố.

Theo thầy Hiếu, dự thảo phương án thi 2017 là một dự thảo chứa đựng sự bất ổn, ra đời quá vội vàng và không hề có sự tham vấn. Hệ lụy của nó ngay lập tức đã làm cho học sinh hoang mang, phụ huynh lo lắng và giáo viên phổ thông chán nản, thất vọng.

Thầy Hiếu cho rằng, với cách thức thi trắc nghiệm 100% nội dung các môn thi (trừ Văn) Bộ đã đi ngược với tiêu chí mà mình đang hướng tới trong việc dạy và học là “đánh giá năng lực” và “ phát triển năng lực” đặc biệt là với môn Sử.

“Một thực tế đau lòng trong dạy Sử những năm qua mà rất nhiều người có thể thấy được là những nhận thức ngây ngô, lệch lạc kèm theo rất nhiều điểm kém của học sinh, thí sinh trong các kỳ thi, trên các sân chơi truyền hình đã dóng lên hồi chuông báo động. Nhiều học sinh yêu sử nhưng không chọn sử trong kỳ thi quốc gia.

thi trac nghiem dong nghia voi viec “xe nat” mon su hinh anh 2

Tháng 8.2015, sau khi Bộ công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dư luận đã “dậy sóng”, phản ứng quyết liệt vì môn sử bị “khai tử” với tên gọi “Công dân với tổ quốc” trong dự thảo. Nhờ dư luận, sau đó Bộ GD ĐT đã phải “trả lại tên” cho môn Sử. Mọi việc cứ ngỡ đã ổn thì lại thêm 1 dự thảo nữa “ra lò”. Tôi và các đồng nghiệp rất thất vọng khi chính môn sử lại bị “xé nát” cấu trúc bởi các bài thi và hình thức thi trắc nghiệm” – thầy Hiếu nói.

Theo thầy Hiếu, từ một môn tự luận 180 phút trở thành 1 hợp phần trắc nghiệm 20 câu làm trong 30 phút. Chưa thi nhưng 1 điều chắc chắn xảy ra nếu môn sử thi trắc nghiệm là học sinh sẽ ngày càng ít chọn thi sử hơn. Và nếu chỉ học để thi thì ra khỏi phòng thi các em sẽ quên ngay những kiến thức vừa làm.

“Nguyên tắc vàng của khoa học lịch sử là tái hiện lại quá khứ với bộ mặt vốn có của nó, để rút ra bài học kinh nghiệm, để yêu đất nước và có lòng tự tôn dân tộc nhiều hơn. Chủ quyền dân tộc thiêng liêng của chúng ta hiện, đã và đang bị đe dọa 1 cách nghiêm trọng. Hơn lúc nào hết, những kiến thức và bài học lịch sử của cha ông cần được “hâm nóng” bằng môn Sử một cách đầy đủ với quan điểm, chính kiến, thái độ và trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Chính vì vậy, kiến thức sử không thể được học và thi theo kiểu võ đó, may rủi. Chỉ có thể là hình thức thi tự luận với cấu trúc hợp lý, lưu lượng kiến thức vừa đủ, cùng thời gian làm bài phù hợp mới có thể đánh giá đầy đủ, đa diện và chính xác tư duy, trí tuệ của học sinh” – thầy Hiếu khẳng định.

Góp ý với Dự thảo, thầy Hiếu cho rằng, Bộ GD ĐT muốn thấy rõ về thực trạng và hệ lụy trước mắt của Dự thảo này xin hãy “vi hành” về các trường THPT, trực tiếp gặp gỡ các thầy cô giáo và học sinh lớp 12 sẽ rõ.

“Tôi bảo lưu quan điểm là phản đối hình thức thi trắc nghiệm 100% với môn Sử. Nếu có sự “thỏa hiệp” để chọn ra phương án tối ưu, tôi đề xuất tỉ lệ: Tự luận 70% và trắc nghiệm 30%. Có như vậy mới có thể phân hóa và đánh giá chính xác năng lực của học sinh ở nhiều cấp độ” – thầy Hiếu góp ý.

Theo Dân Việt



Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

môn Lịch sử

phương án thi 2017


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.