- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tiếng Anh liên kết chiết khấu tới 20% là khó chấp nhận
Nhiều chuyên gia cho rằng chương trình dạy học liên kết với trường công mà vẫn có chiết khấu phần trăm, thậm chí chiết khấu cao, là điều khó có thể chấp nhận.
Nhiều chuyên gia cho rằng chương trình dạy học liên kết với trường công mà vẫn có chiết khấu phần trăm, thậm chí chiết khấu cao, là điều khó có thể chấp nhận.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho rằng học phí liên kết ký với các trung tâm tiếng Anh hiện nay là giá đã được đàm phán, thậm chí ép xuống đến mức thấp nhất.
Trường chọn trung tâm và thỏa thuận mức chiết khấu
Ông Phạm Xuân Tiến cho biết khi có đề án 2020, Hà Nội cũng như các địa phương khác, rất quan tâm vấn đề bổ trợ hai kỹ năng nghe nói cho học sinh. Chương trình liên kết với các trung tâm tiếng Anh vào trường dạy cho học sinh chính là tăng cường hai kỹ năng đó.
Ông Tiến cho rằng sau nhiều năm dạy học tiếng Anh liên kết, đã thấy rõ hiệu quả vì học sinh giao tiếp, nói được. Điều này được khẳng định qua việc hàng năm, Sở GD&ĐT Hà Nội lấy ngẫu nhiên 20% học sinh để kiểm tra.
Cơ sở vật chất trường công do Nhà nước đầu tư, bởi vậy việc các trung tâm tiếng Anh liên kết chiết khấu tỷ lệ phần trăm cao là điều khó chấp nhận. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Ảnh: N.Hà/Tiền Phong.
Ông Tiến khẳng định chuyện liên kết với trung tâm nào là sự lựa chọn của nhà trường. Phần trăm chiết khấu là thỏa thuận giữa trường và trung tâm.Vì thế, sở không nắm cụ thể mức chiết khấu của từng trung tâm đối với các trường.
Theo ông Tiến, trường hỗ trợ cho trung tâm nhiều thì chiết khấu như thế nào để nhà trường chi trả các hoạt động hỗ trợ đó. Số tiền chiết khấu sẽ được chi thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Ví như, chi cho cơ sở vật chất, tiền điện nước, phí quản lý của ban giám hiệu, giám sát của giáo viên...
Cơ sở vật chất của Nhà nước, vì sao chiết khấu?
Trước câu hỏi khi đã có cơ chế như vậy, liệu có hay không chuyện nhà trường và trung tâm bắt tay vì lợi ích chiết khấu hơn là quan tâm đến chất lượng dạy học, ông Tiến nói nếu ở lĩnh vực kinh tế, ai cũng có thể suy luận như vậy. Quan điểm của sở GD&ĐT, trường học liên kết với đơn vị nào phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Phụ huynh cũng hiểu đây là chương trình tự nguyện tích cực, phải thấy được hiệu quả, ý nghĩa của nó mới cho con học. Không phải cho con học theo phong trào.
Ông Tiến tâm tư khi chương trình mới đưa vào nhà trường, sở đã ngồi lại với các trung tâm phân tích tỉ mỉ và đàm phán mức giá phải thấp nhất để nhiều học sinh được tham gia. Khi đó, có đơn vị chỉ đưa giá 50.000 đồng/tháng, tuy nhiên đó là trung tâm giáo viên người Việt dạy. Sau này, khi triển khai với giáo viên nước ngoài, chi phí cao hơn nên giá như hiện nay đã là giá thấp nhất có thể.
GS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT khẳng định việc đưa chương trình liên kết vào trường học để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh là cần thiết. Tuy nhiên, khi đã dạy liên kết, các bên phải đàm phán làm sao được mức giá tốt nhất cho tất cả học sinh được học. Còn để một mức giá, rồi chiết khấu phần trăm thì phải làm rõ chỗ này.
Theo GS Nhĩ, khoản chiết khấu này nếu được sử dụng minh bạch vào những việc có ý nghĩa, như nộp học phí cho những em có nhu cầu nhưng không có điều kiện theo học. Còn nếu lãnh đạo chia nhau theo phần trăm là điều không chấp nhận được.
TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, nói rằng ông không đồng tình với chương trình dạy học ngoại ngữ hiện nay, lên tới lớp 3, học sinh mới được học ngoại ngữ. Có chương trình, phải đầu tư giáo viên, cơ sở vật chất để cho trẻ làm quen và học tiếng Anh sớm hơn, chứ không phải đi thuê, liên kết như đang làm.
Khi liên kết, ông cũng bất ngờ với việc chiết khấu của các trung tâm ngoại ngữ cho nhà trường.
Ông phân tích: “Cơ sở vật chất đã được Nhà nước đầu tư, trung tâm liên kết đưa giáo viên, giáo cụ của họ vào trường dạy học. Vậy tại sao có khoản 5% chi cho ban giám hiệu, 10% chi cho những phần việc khác, cần phải xem lại. Có trường được chiết khấu lên tới 20% nhân với số học sinh lên tới hàng nghìn thì số tiền này không hề nhỏ”.
Theo TS Dong, nhà trường được chiết khấu sẽ nảy sinh việc quan tâm đến số lượng người học càng nhiều càng tốt. Nếu nhà trường được chiết khấu tới 20% thì có nghĩa học sinh phải chịu thêm 20%, nếu không, con số này được giảm vào tiền học sẽ tốt hơn cho học sinh và phụ huynh.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.