- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tranh cãi "Công nghệ giáo dục" dạy trẻ mánh khóe, tiểu xảo: "Hãy để trẻ con sống hồn nhiên"
GS Hồ Ngọc Đại cho rằng sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” của mình có rất nhiều bài học ý nghĩa, nhân văn.
- Chuyên gia pháp lý người Nhật nói về bài đọc 'Bé xách đỡ mẹ' gây tranh cãi: Đừng bắt trẻ thơ nhìn vạn vật bằng con mắt của người lớn
- GS Hồ Ngọc Đại: "Kỳ 1 của lớp GS Ngô Bảo Châu không học chữ mà chỉ học hình vuông, tròn"
- Phụ huynh có con học theo phương pháp "vuông tròn” khẳng định: "Con biết đọc nhanh, chính xác"
GS Hồ Ngọc Đại cho rằng sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” của mình có rất nhiều bài học ý nghĩa, nhân văn. Những ý kiến nói sách dạy học sinh sống tiểu xảo, mánh khóe chỉ là phiến diện, áp đặt suy nghĩ của người lớn lên con trẻ.
GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng trước những phản biện cuốn sách "Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục.
Nhiều từ địa phương, dạy trẻ sống tiểu xảo?
Bên cạnh việc tranh cãi về cách đánh vần Tiếng Việt, đọc thơ theo “vuông, tròn, tam giác”, những ngày qua tài liệu “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại còn nhận những ý kiến trái chiều liên quan đến một số bài đọc trong sách.
Ngoài việc cho rằng sách dùng quá nhiều từ địa phương (như bể, gà qué, quả chấp, bé huơ, khuơ mũ…), nhiều từ láy khó đọc, khó nhớ, kiến thức nặng nề so với học sinh lớp 1, không ít người còn phản đối một số bài học được đưa vào trong sách.
Những bài đọc trong sách "Tiếng Việt 1 -Công nghệ giáo dục" bị phụ huynh phản ứng.
Những ngày qua, rất nhiều phụ huynh bày tỏ ý kiến bức xúc, cho rằng câu chuyện "Quả bứa" (trang 87, sách "Tiếng Việt - CNGD lớp 1, tập 2") không phù hợp để đưa vào dạy trẻ lớp 1. Vì các nhân vật xưng với nhau là “mày-tao”, ý nghĩa thì chỉ dạy các cháu cách sống tiểu xảo.
“Hãy nhìn từ câu chuyện quả bứa, đó là cách giáo dục làm cho trẻ xảo trá, lươn lẹo, mất nhân cách để sau này không thể đứng thẳng làm người, sống trái với tam tự kinh dạy "nhân chi sơ tánh bổn thiện". Đó mới là vấn đề đáng lo hơn tròn hay méo!”…. Đây là ý kiến của phụ huynh, phản biện lại một số bài học trong sách “Công nghệ giáo dục”.
Hay bài học "Bé xách đỡ mẹ", phụ huynh cũng cho rằng câu chuyện đã giáo dục trẻ biết “mặc cả” khi giúp đỡ mẹ mình.
“Sách của tôi có nhiều bài học giá trị”
Trước những ý kiến tranh cãi về cuốn sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục”, nhất là những câu chuyện “Quả bứa”, “Bé xách đỡ mẹ”, nhà giáo Trương Thị Cẩm Tú - nguyên Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Thực nghiệm - cho rằng phụ huynh nên bình tĩnh, không nên nhìn những bài học trong sách theo hướng tiêu cực.
Bà cho rằng sách có rất nhiều nội dung phong phú gắn với đời sống của nhân dân, từ ca dao, tục ngữ đến những chuyện về danh nhân thế giới. Những chuyện như “Bé xách đỡ mẹ”, đứng ở góc độ học sinh thì đó là sự hóm hỉnh, ngây thơ của trẻ 5-6 tuổi khi biết vòi vĩnh mẹ bế mình.
Còn cách nghĩ câu chuyện đã giáo dục trẻ "mặc cả" những điều kiện khi giúp đỡ mẹ chỉ là suy nghĩ của người lớn. Khi giảng dạy trên lớp, giáo viên sẽ có nhiệm vụ phân tích, giúp học sinh hiểu hành động đó là đúng hay sai, nên hay không nên làm. Vì vậy phụ huynh không nên quá lo lắng.
Cũng phản hồi về những ý kiến trái chiều liên quan đến các bài học trong sách “Công nghệ giáo dục”, GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh: “Trong sách lớp 1 của tôi có rất nhiều chuyện vui. Sách của tôi có những bài học từ lúc thành lập nước đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập…
Tôi có thể yên tâm mà nói rằng, cho dù tất cả công trình của mình vô nghĩa đi chăng nữa thì cuốn tiếng Việt lớp 1 cũng an ủi tôi. Bởi trong đó thể hiện những lý thuyết về tư tưởng khoa học, những tư tưởng về tâm lý học, những triết học về cuộc đời".
GS Hồ Ngọc Đại cũng phản đối cách dùng suy nghĩ của người lớn áp đặt lên con trẻ. Việc những người chê bai sách của ông có những bài học dạy trẻ sống tiểu xảo, mánh khóe chỉ là suy nghĩ áp đặt của người lớn.
“Người lớn không có quyền, không nên lấy mình làm chuẩn cho người khác, nhất là trẻ con. Hãy để trẻ con sống cho hồn nhiên”- GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh.
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.