- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trường ĐH Điện lực tuyển thí sinh dưới chuẩn, có dấu hiệu sửa điểm
Trong danh sách 222 sinh viên trúng tuyển một ngành học của Trường ĐH Điện lực năm 2013 có đến 140 sinh viên có điểm đầu vào thấp hơn điểm trúng tuyển.
- Gia cảnh của nữ giáo viên Hoà Bình bị bắt vì chỉ đạo sửa điểm thi
- Toàn cảnh bê bối sửa điểm chấn động của 222 thí sinh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình: Toàn thủ khoa rởm đỗ Y Đa khoa, Cảnh sát, Công an
- Hàng loạt "thủ khoa sửa điểm" bị đuổi học: Con trẻ vô tội, lỗi do bố mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc đời của con cái?
Qua kiểm tra xác suất danh sách sinh viên trúng tuyển một ngành học của Trường ĐH Điện lực năm 2013 cho thấy, trong số 222 sinh viên, có đến 140 sinh viên có điểm đầu vào thấp hơn điểm trúng tuyển.
Theo kết luận thanh tra số 109 ngày 26/9/2019 do ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT ký, công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý văn bằng, chứng chỉ trình độ đại học thuộc các khoá tuyển sinh năm 2013 – 2014 của Trường ĐH Điện lực còn có nhiều sai phạm.
Qua kiểm tra xác suất danh sách sinh viên trúng tuyển một ngành học của Trường ĐH Điện lực năm 2013 cho thấy, trong số 222 sinh viên, có đến 140 sinh viên có điểm đầu vào thấp hơn điểm trúng tuyển.
Cho nhiều sinh viên có điểm đầu vào không đạt trúng tuyển
Về công tác tuyển sinh, Trường ĐH Điện lực báo cáo không trung thực về chỉ tiêu tuyển sinh. Cụ thể, năm 2013, số lượng trúng tuyển thực tế của trường là 2080, nhưng trong báo cáo lại là 1518, vượt 43,4% so với chỉ tiêu. Tương tự, đến năm 2014, trường này đã vượt chỉ tiêu 12,2%.
Qua kiểm tra xác suất danh sách sinh viên trúng tuyển ngành Điện công nghiệp dân dụng năm 2013 cho thấy, trong số 222 sinh viên, có đến 140 sinh viên có điểm đầu vào thấp hơn điểm trúng tuyển. Trong số đó, có 47 sinh viên được ghi chú là dạng đào tạo theo nhu cầu xã hội, 7 sinh viên không còn dữ liệu.
Việc tiếp nhận sinh viên chuyển trường năm nhất cũng không đúng quy định tại Điểm C Khoản 2 Điều 18, sinh viên chuyển trường không đúng ngành hoặc nhóm ngành theo quy định tại Điểm B Khoản 1 Điều 18 quy chế đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ.
Tương tự như vậy năm 2014 cũng có hiện tượng tiếp nhận sinh viên chuyển trường không đúng ngành và chuyển trường từ năm thứ nhất.
Có dấu hiệu sửa điểm trực tiếp, nâng điểm thi từ thấp lên cao
Về việc phân công giảng dạy, kiểm tra xác suất tại Khoa Điều khiển và Tự động hoá cho thấy có sự mất cân đối trong việc phân công giờ dạy của các giảng viên trong khoa. Giảng viên có số giờ cao nhất gấp 5 lần giảng viên có số giờ thấp nhất trong năm. Một số giảng viên có lượng giờ giảng trong năm vượt mức giờ chuẩn cho giảng viên theo quy định.
Kiểm tra cụ thể việc ra đề thi, coi thi, chấm thi của khoa Điều khiển và Tự đông hoá cho thấy, trước học kì 2 năm 2017 – 2018, trường ko tổ chức chấm chung, cán bộ chấm thi nhận túi bài thi từ giáo vụ của các khoa và tổ chức đưa về bộ môn hoặc khoa để chấm.
Từ học kì 2 năm 2017 – 2018, trường tổ chức chấm chung, nhưng công tác quản lý thiếu chặt chẽ nên để xảy ra hiện tượng sửa điểm bài thi.
Kiểm tra ngẫu nhiên các túi bài thi của Khoa Điều khiển và Tự động hoá năm 2013, 2014 môn Điều khiển logic và PLC1, có một số túi bài thi chỉ có 1 chữ ký của cán bộ chấm thi, không ghi điểm kết luận bằng chữ, không ghi điểm của từng câu.
Bài thi chỉ có chữ ký của 1 cán bộ chấm thi nhưng 2 cán bộ chấm thi cùng ghi tên hoặc không ghi điểm kết luận và không ghi điểm từng câu. Kiểm tra túi bài thi môn Lý thuyết mạch thì có một số cán bộ chấm thi không ký, không ghi điểm kết luận bằng chữ, không có điểm của từng câu.
Có 30 bài thi có dấu hiệu sửa điểm trực tiếp, nâng từ điểm thấp lên điểm cao, không ghi điểm kết luận bằng chữ, không ghi điểm từng câu.
Về một số bài thi có dấu hiệu nâng điểm, ngày 4/3/2019, Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực có quyết định số 217 thành lập tổ rà soát công tác chấm thi học kỳ I năm học 2018 – 2019 và 2017 – 2018 của Khoa Điều khiển và Tự động hoá. Tổ rà soát đã thực hiện rà soát 574 túi bài thi với khoảng 2.000 bài thi do phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng cung cấp.
Sau khi có kết quả rà soát chấm thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực có quyết định thi hành kỷ luật viên chức Vũ Như Thuận – nguyên Trưởng khoa Điều khiển và Tự động hoá bằng hình thức Khiển trách; kỷ luật viên chức Vũ Văn Định – nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng bằng hình thức khiển trách.
Tuy nhiên việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với cán bộ, giảng viên, viên chức có liên quan còn chậm dẫn đến phát sinh đơn thư.
Qua việc thanh kiểm tra, thanh tra Bộ GD-ĐT còn nhận thấy, về quản lý văn bằng chứng chỉ, kết quả kiểm tra mẫu văn bằng chứng chỉ, sổ gốc chưa đúng theo quy định; còn hiện tượng sửa chữa trong sổ không đúng quy định.
Bộ yêu cầu nghiêm túc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm
Trên cơ sở đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị Trường ĐH Điện lực có giải pháp chấn chỉnh khắc phục các thiếu sót, sai phạm nêu trong kết luận thanh tra.
Cụ thể, Trường cần rà soát, kịp thời sửa đổi bổ sung các quy định của trường như Quy chế đào tạo, quy chế, quy chế quy định về ra đề coi thi, chấm thi; quy chế quản lý văn bằng chứng chỉ theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Bên cạnh đó, cần rà soát toàn bộ điểm đầu vào của sinh viên đại học chính quy năm 2013, 2014 của tất cả các ngành đào tạo của trường. Lập danh sách sinh viên có điểm trúng tuyển dưới điểm chuẩn theo thông báo của trường, danh sách sinh viên đào tạo theo nhu cầu xã hội của từng địa phương, danh sách sinh viên chuyển trường, tiếp nhận không đúng quy định.
Sau đó, Trường phải đánh giá cụ thể tình trạng hiện tại của sinh viên còn học, đã tốt nghiệp; lập danh sách, đề xuất phương án xử lý cụ thể đối với từng trường hợp. Trường hợp không đúng quy định của quy chế thì buộc thôi học, thu hồi văn bằng theo quy định gửi về Vụ giáo dục đại học và Thanh tra Bộ GD-ĐT trước ngày 30/11/2019.
Đối với sai phạm trong việc nâng, sửa điểm, cần rà soát đánh giá quy trình đào tạo, kết quả đào tạo của từng sinh viên có bài thi được nâng điểm, sửa điểm. Xử lý cụ thể từng trường hợp theo quy định của quy chế đào tạo gửi về Vụ giáo dục đại học và Thanh tra Bộ GD-ĐT trước ngày 30/11/2019.
Về việc thực hiện in, quản lý phôi văn bằng chứng chỉ phải thực hiện theo đúng quy định của quy chế quản lý bằng tốt nghiệp cho THCS, THPT, bằng giáo dục Đại học và chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo thông tư số 19/2015 ngày 8/9/2015 của Bộ GD-ĐT, đặc biệt là mẫu phôi văn bằng và việc công khai thông tin văn bằng trên trang thông tin điện tử của trường.
Trường cần nghiêm túc kiểm điểm xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm thiếu sót nêu trong kết luận thanh tra. Việc thực hiện kết luận thanh tra cần báo cáo về Thanh tra Bộ GD-ĐT trước ngày 30/11/2019.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.