- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trường tiểu học chật vật tìm cách giảm tải 60 học sinh/lớp
Sự di dân cơ học tại các khu đô thị mới và quan niệm dân gian về sinh con năm tuổi đẹp đang khiến Hà Nội đứng trước áp lực quá tải sĩ số lớp 1.
Sự di dân cơ học tại các khu đô thị mới và quan niệm dân gian về sinh con năm tuổi đẹp đang khiến Hà Nội đứng trước áp lực quá tải sĩ số lớp 1. Năm nay tăng 30.000 trẻ so với năm ngoái và có những lớp sĩ số lên đến hơn 60 học sinh.
Năm học 2017-2018, khối lớp 1 Trường Tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chỉ có 7 lớp, sĩ số khoảng 50 em/lớp. Thế nhưng số đó chẳng nhằm nhò gì so năm học này. Bởi số học sinh có nhu cầu vào lớp 1 của trường, cao điểm ban đầu lên đến 67-69 học sinh/lớp.
Quan niệm sinh con năm tuổi đẹp và sự di dân cơ học tại các khu đô thị mới đang khiến Hà Nội đứng trước áp lực sĩ số lớp 1.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Đình Giót cho hay, sau khi thấy đông học sinh, trường đã xin ý kiến của UBND quận và phòng GD-ĐT và được đồng ý tách thêm 1 lớp học nữa để giảm sĩ số lớp học.
“Trước đây 8 lớp, giờ trường thành 9 lớp 1. Số chỉ tiêu của nhà trường là 408 nhưng nhu cầu ban đầu lên đến 518. Tuy nhiên, sau đó các phụ huynh cũng rút bớt hồ sơ và giờ chỉ còn khoảng 485 học sinh. Cùng với việc nhà trường tăng 1 lớp thì giờ lớp cao nhất giảm xuống còn 57 học sinh”.
Theo bà Ngọc, lớp mới tách cũng lên đến 45 học sinh. “Lớp mới này phải vận động phụ huynh học sinh cho con chuyển sang. Do đã xếp lớp ban đầu, bây giờ tách một vài trường hợp thì không khéo có thể khiến các phụ huynh hiểu nhầm là đẩy học sinh sang lớp mới. Chúng tôi chưa thể ngay lập tức san đều sĩ số, mà ban đầu trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh”, bà Ngọc chia sẻ khó khăn của nhà trường.
Số học sinh đông, nên nhà trường và các học sinh phải chấp nhận việc có bàn 3 học sinh, có bàn 2 em.
“Chúng tôi vẫn đang vận động phụ huynh tự nguyện chuyển lớp cho con sang lớp mới, ít nhất hiện là 45 học sinh. Toàn bộ con em giáo viên trong trường đã phải chủ động chuyển sang lớp mới diện tiên phong”.
Theo bà Ngọc, không chỉ Trường Tiểu học Phan Đình Giót, mà các trường có lượng học sinh vào nhiều như Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung,… đều đề xuất xin mở thêm lớp.
Theo thống kê, tại một số trường nơi tập trung đông dân cư ở các quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm…, sĩ số học sinh lớp 1 đều lên tới trên 60 em/lớp.
Như Trường Tiểu học Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) có lớp sĩ số lên tới 68 học sinh. Trường Tiểu học Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) có lớp sĩ số lên tới 60 học sinh. Trường Tiểu học Nguyễn Trãi là 64-66 học sinh/lớp.
Một số trường tiểu học tại khu vực quận Thanh Trì, Hoàng Mai năm nay sĩ số các lớp 1 cũng tăng so với mọi năm. Một số trường có sĩ số từ 64-65 học sinh.
Học sinh lớp 1 tựu trường ở một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai năm học này. Ảnh: Thúy Nga.
Về vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thừa nhận việc quá tải trường lớp, nhất là với lớp 1 khiến sĩ số ở không ít trường tiểu học các quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai... quá tải, lên tới 60 học sinh/lớp. Trong khi điều lệ trường tiểu học quy định mỗi lớp có không quá 35 học sinh.
Theo ông Tiến, ngoài sự di dân cơ học tại các khu đô thị mới, quan niệm dân gian về năm sinh con tuổi đẹp nên tỉ lệ sinh tăng cao. Do đó, năm nay Hà Nội có khoảng 130.000 học sinh vào lớp 1, tăng 30.000 trẻ so với năm ngoái.
Tình trạng quá tải chủ yếu dồn vào các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,… khiến một số trường áp lực nặng nề về sĩ số, lớp học lên đến hơn 60 em, có lớp 3 học sinh ngồi một bàn.
Theo ông Tiến, trước tình trạng sĩ số học sinh ở một số trường trong các khu chung cư mới lên tới 60 học sinh/lớp, các phòng GD-ĐT cần căn cứ vào số lượng để điều chỉnh phân bố chỉ tiêu. Tránh trường hợp trong cùng khu vực, trường thì có sĩ số học sinh đông quá, trường lại ít quá. Khi sĩ số học sinh trên lớp tăng cao, Sở cũng yêu cầu các trường cố gắng tận dụng cơ sở vật chất để chia lớp, làm sao giảm sĩ số xuống đến mức thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, các phòng GD-ĐT tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương để có quỹ đất xây trường.
Sở GD-ĐT cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo các địa phương, nhất là với các quận, khu đô thị và các khu chung cư tăng cường quỹ đất, đầu tư xây dựng thêm phòng học để giảm sĩ số học sinh mỗi lớp, ít nhất đạt không quá 45 học sinh/lớp.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.