- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội căng thẳng hơn đại học
Nhiều cuộc “chạy đua” vào các trường tiểu học, THCS trên địa bàn Hà Nội diễn ra căng thẳng.
Nhiều cuộc “chạy đua” vào các trường tiểu học, THCS trên địa bàn Hà Nội diễn ra căng thẳng.
Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm lượng học sinh trái tuyến, áp dụng thống nhất và duy nhất một phương thức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp là xét tuyển theo tuyến tuyển sinh. Thế nhưng, trong thực tế, nhiều cuộc “chạy đua” vào các trường tiểu học, THCS trên địa bàn vẫn diễn ra.
Theo Sở GD&ĐT TP Hà Nội, ngành giáo dục thủ đô tiếp tục thực hiện chủ trương “ba tăng, ba giảm”. Trong đó, “ba giảm” gồm giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp, giảm số lớp đối với những trường có số lớp quá lớn...
Thế nhưng, trong thực tế, cha mẹ nào cũng muốn con em mình được vào học tại các trường tốt trên địa bàn dẫn đến tình trạng phụ huynh vẫn nháo nhác “chạy” trường cho con.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội căng hơn đại học. Ảnh: Lao Động.
Theo lịch, đến tháng 8, học sinh mới nhập học nhưng hiện tại phụ huynh có con chuẩn bị vào các lớp đầu cấp tại Hà Nội đã như ngồi trên đống lửa nếu chưa tìm được chỗ nào chắc suất cho con.
Cô Văn Thùy Dương - Hiệu phó trường THPT Lương Thế Vinh - cho biết: Việc “nóng” xét tuyển vào trường là khó tránh khỏi vì hàng năm số lượng hồ sơ rất lớn còn chỉ tiêu lại quá ít so với nhu cầu của phụ huynh.
Cũng theo kế hoạch Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2017-2018, thời gian bắt đầu tuyển sinh từ ngày 15/6. Tuy nhiên, hiện nay, việc thi tuyển vào lớp một ở nhiều trường ngoài công lập cơ bản đã hoàn tất. Tỷ lệ “chọi” tại một số trường “hot” được dự đoán còn căng hơn cả đại học.
Trường Marie Curie năm nay tuyển sinh vào lớp một chỉ có 180 em cho cơ sở một (Trần Văn Lai, Mỹ Đình 1) trong tổng số hơn 500 hồ sơ nộp vào.
Cô Vũ Thị Nhung, Hiệu phó nhà trường, cho biết để có thể chọn lựa được học sinh, nhà trường đã phải đưa ra phương án phát phiếu dự ngày hội trải nghiệm cho phụ huynh, học sinh. Tại đó, học sinh được học thử các môn tiếng Việt, tiếng Anh, toán, vui chơi thể thao, ăn trưa, ngủ trưa, làm quen với giáo viên…
Qua ngày trải nghiệm, nhà trường sẽ chọn ra số em đạt yêu cầu. Được biết, đến nay, việc tuyển sinh tại cơ sở một đã cơ bản hoàn tất.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, dù đến ngày 10/5 mới kết thúc nhận hồ sơ, nhưng đến nay, bộ phận tuyển sinh của trường nhận được nhiều hồ sơ và điện thoại về chỉ tiêu và yêu cầu vào trường. Năm nay, trường tuyển sinh lớp một với khoảng 500 chỉ tiêu.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà trường, con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu quá lớn của phụ huynh, học sinh nên việc chọn lựa với trường vẫn rất khó khăn.
Trường Tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) trong năm nay tuyển vào lớp một chỉ 240 học sinh, mỗi lớp không quá 26 học sinh.
Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Trung Hòa, Nhân Chính) nằm trong khu vực “trắng trường công” của Hà Nội nên nhiều năm nay áp lực tuyển sinh lớp một cũng rất nặng nề.
Năm học này, trường tuyển 6 lớp một bao gồm 3 lớp Anh ngữ và 3 lớp chất lượng cao. Học sinh sẽ tham gia lớp học “Hành trang cho bé vào lớp một”, nếu nhận được đánh giá tích cực từ giáo viên trong lớp sẽ được miễn kiểm tra đầu vào và được nhận thẳng vào trường.
Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm lượng học sinh trái tuyến, áp dụng thống nhất và duy nhất một phương thức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp là xét tuyển theo tuyến tuyển sinh. Thế nhưng, trong thực tế, nhiều cuộc “chạy đua” vào các trường tiểu học, THCS trên địa bàn vẫn diễn ra.
Theo Sở GD&ĐT TP Hà Nội, ngành giáo dục thủ đô tiếp tục thực hiện chủ trương “ba tăng, ba giảm”. Trong đó, “ba giảm” gồm giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp, giảm số lớp đối với những trường có số lớp quá lớn...
Thế nhưng, trong thực tế, cha mẹ nào cũng muốn con em mình được vào học tại các trường tốt trên địa bàn dẫn đến tình trạng phụ huynh vẫn nháo nhác “chạy” trường cho con.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội căng hơn đại học. Ảnh: Lao Động.
Theo lịch, đến tháng 8, học sinh mới nhập học nhưng hiện tại phụ huynh có con chuẩn bị vào các lớp đầu cấp tại Hà Nội đã như ngồi trên đống lửa nếu chưa tìm được chỗ nào chắc suất cho con.
Cô Văn Thùy Dương - Hiệu phó trường THPT Lương Thế Vinh - cho biết: Việc “nóng” xét tuyển vào trường là khó tránh khỏi vì hàng năm số lượng hồ sơ rất lớn còn chỉ tiêu lại quá ít so với nhu cầu của phụ huynh.
Cũng theo kế hoạch Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2017-2018, thời gian bắt đầu tuyển sinh từ ngày 15/6. Tuy nhiên, hiện nay, việc thi tuyển vào lớp một ở nhiều trường ngoài công lập cơ bản đã hoàn tất. Tỷ lệ “chọi” tại một số trường “hot” được dự đoán còn căng hơn cả đại học.
Trường Marie Curie năm nay tuyển sinh vào lớp một chỉ có 180 em cho cơ sở một (Trần Văn Lai, Mỹ Đình 1) trong tổng số hơn 500 hồ sơ nộp vào.
Cô Vũ Thị Nhung, Hiệu phó nhà trường, cho biết để có thể chọn lựa được học sinh, nhà trường đã phải đưa ra phương án phát phiếu dự ngày hội trải nghiệm cho phụ huynh, học sinh. Tại đó, học sinh được học thử các môn tiếng Việt, tiếng Anh, toán, vui chơi thể thao, ăn trưa, ngủ trưa, làm quen với giáo viên…
Qua ngày trải nghiệm, nhà trường sẽ chọn ra số em đạt yêu cầu. Được biết, đến nay, việc tuyển sinh tại cơ sở một đã cơ bản hoàn tất.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, dù đến ngày 10/5 mới kết thúc nhận hồ sơ, nhưng đến nay, bộ phận tuyển sinh của trường nhận được nhiều hồ sơ và điện thoại về chỉ tiêu và yêu cầu vào trường. Năm nay, trường tuyển sinh lớp một với khoảng 500 chỉ tiêu.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà trường, con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu quá lớn của phụ huynh, học sinh nên việc chọn lựa với trường vẫn rất khó khăn.
Trường Tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) trong năm nay tuyển vào lớp một chỉ 240 học sinh, mỗi lớp không quá 26 học sinh.
Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Trung Hòa, Nhân Chính) nằm trong khu vực “trắng trường công” của Hà Nội nên nhiều năm nay áp lực tuyển sinh lớp một cũng rất nặng nề.
Năm học này, trường tuyển 6 lớp một bao gồm 3 lớp Anh ngữ và 3 lớp chất lượng cao. Học sinh sẽ tham gia lớp học “Hành trang cho bé vào lớp một”, nếu nhận được đánh giá tích cực từ giáo viên trong lớp sẽ được miễn kiểm tra đầu vào và được nhận thẳng vào trường.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.