- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ước mơ nhỏ của cậu bé lớp 2 qua đời khi cứu 4 bạn bị đuối nước
Lúc còn sống, Đông chỉ ước mơ có một chiếc xe đạp để đi học. Đông mất rồi, chiếc xe được gia đình phủ chiếu dựng chỏng chơ một góc.
Chiều ngày 15/5, chúng tôi đi cùng đoàn với lãnh đạo Bộ GD-ĐT tới nhà anh Trần Văn Phương trú tại Tổ 3, thôn 2, xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước để truy tặng bằng khen cho con trai anh là cháu Trần Đức Đông, học sinh lớp 2A3, Trường tiểu học Long Tân. Bé Đông vừa qua đời đầu tháng 5 này do cứu bốn bạn bị đuối nước.
Anh Trần Văn Phương, ba của em Trần Đức Đông ngồi một góc kể về sự ra đi của con |
Tại Tổ 3, thôn 2, gia đình anh Phương có điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Căn nhà của vợ chồng anh – nơi bé Đông từng sống - được cơi nới thêm từ nhà ở xã hội của ông bà nội. Nói là nhà nhưng chỉ là 4 bên bức tường được xây kín mà chưa trát hồ để lộ những viên gạch thô.
Căn nhà không có gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp mà gia đình anh Phương mua cho bé Đông lúc còn sống. Đông mất rồi, chiếc xe được gia đình phủ chiếu dựng chỏng chơ một góc. Anh Phương cho biết, đó là kỷ vật của con anh mà gia đình giữ lại vì chiếc xe đạp là mong ước của Đông lúc còn sống.
Chiếc xe đạp, ước mơ của Đông lúc còn sống |
Ở một góc sang trọng nhất là bàn thờ của cậu học trò dũng cảm.
Hình ảnh của em tươi rói trong bộ quần cáo cử nhân, đấy cũng là tấm hình duy nhất của em được chụp lúc em “tốt nghiệp” lớp 1. Lúc em mất, do gia đình không tìm thấy tấm hình nào khác nên người thân sử dụng làm ảnh thờ em.
“Đông là đứa con ngoan ngoãn. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Đông đã biết phụ giúp gia đình. Vợ chồng chúng tôi phải đi làm mướn cả ngày nên ngoài giờ học cháu về nhà phụ giúp việc nhà cho ba mẹ như chăn bò, nấu cơm, lo cho em Hùng (em trai Đông). Nhà nghèo, Đông chẳng bao giờ than trách hay đòi hỏi gì. Khi có cơm ăn cơm thì con ăn cơm, có khoai con ăn khoai. Nhiều hôm mãi tận 2-3 giờ chiều anh em chúng nó mới được ăn cơm trưa vì lúc đó chúng tôi mới đi làm về”- anh Phương kể.
Theo anh Phương dù tằn tiện nhưng thương con, mỗi ngày vợ chồng anh đều cố gắng cho Đông khi thì 1.000 đồng, nhiều thì được 2.000 để con mua bánh trái ăn sáng đi học cho đỡ đói bụng. Nhưng Đông không mua ăn mà em để tiết kiệm rồi sau đó lại đưa lại cho ba mẹ để chi tiêu trong nhà.
"Hôm con mất, lúc lấy đồ con chúng tôi tìm được 49.000 đồng toàn tiền có mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng. Đó là số tiền mà chúng tôi cho Đông ăn sáng nhưng con đâu dám tiêu. Chúng tôi để con mang theo số tiền đó vì đấy là "tài sản" của con” – anh Phương nói.
Do bận đầu tắt mặt tối để lo kinh tế cho gia đình nên anh ít có cơ hội trò chuyện với con. Vì vậy Đông gần gũi mẹ hơn và có chuyện gì Đông cũng kể cho mẹ nghe. Khi rảnh thì ba con lại ríu tít với nhau.
Anh tiếc nuối “Giá như tôi có nhiều thời gian hơn hay gia đình đỡ khổ hơn thì tôi sẽ dành nhiều thời gian cho con nhiều hơn. Đằng này có lúc tôi đi làm về thì đã gần khuya. Đông và em trai đã ngủ với mẹ. Sợ làm phiền ba mẹ con nên tôi lại âm thầm kê nệm ngủ ngoài phòng. Khi con dậy, tôi cũng đi làm rồi nên có nhiều lúc ba con không gặp nhau”
Nói về sự ra đi của con, anh Phương cho rằng “Không gì thay thế được con người, nhưng dù có thế nào đi nữa thì Đông cũng đã mất rồi. Đó là sự chọn lựa của con nên không có gì trách móc. Việc ghi nhận của các cơ quan hôm nay với Đông là một niềm an ủi nhỏ nhoi cho gia đình gữa mất mát lớn lao này”.
Anh Phương cũng mơ ước, “nếu con có đầu thai kiếp khác xin hãy vào một gia đình có điều kiện hơn để đỡ khổ. Ba mẹ luôn thương yêu con nhưng làm ba mẹ mà không lo cho con đầy đủ thật xót xa”- anh nói.
Chỗ ngồi Đông nay đã trống |
Cuối buổi chiều, chúng tôi ghé vào Trường tiểu học Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước nơi em từng theo học.
Tại lớp học 2A3 ngay dãy bàn đầu tiên, một chỗ ngồi học nay đã trống. Đó là chỗ ngồi trước đây của cậu học trò dũng cảm Trần Đức Đông.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.