- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Việt Nam chưa có quy chế về bỏ trường phổ thông, tự học ở nhà
Dạy học tại nhà là hình thức mới xuất hiện những năm gần đây tại Việt Nam, nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số chuyên gia cho rằng hiện chưa có quy chế cho tự học tại nhà.
Dạy học tại nhà là hình thức mới xuất hiện những năm gần đây tại Việt Nam, nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số chuyên gia cho rằng hiện chưa có quy chế cho tự học tại nhà.
Theo nhiều phụ huynh, học tại nhà (home school) ra đời khi bố mẹ và các con có mục tiêu khác với trường học, nên lựa chọn một hình thức phù hợp hơn.
Được và mất khi dạy con ở nhà
Mới đây, thông tin về gia đình anh Đặng Quốc Anh và chị Lê Thị Thanh (từng là giảng viên Học viện Bưu chính Viễn thông) ở quận Tân Bình, TP.HCM quyết định cho hai con trai là Đặng Thái Anh (19 tuổi) và Đặng Nhật Anh (14 tuổi) ở nhà tự học thu hút sự chú ý của dư luận.
Anh Quốc Anh cho biết từ năm 2014, sau khi cảm thấy quá mệt mỏi với việc học hành của con ở trường và nhận thấy giáo dục ở trường có chỗ phù hợp, gia đình quyết định cho con học ở nhà.
Gia đình anh Quốc Anh. Ảnh: NVCC.
Anh Quốc Anh cho rằng vợ chồng anh là giảng viên nên dạy sinh viên sẽ tốt hơn học sinh. Dạy con ở nhà có mặt thuận lợi là thời gian linh động. Cha mẹ đóng vai trò hướng dẫn, con học từ sách vở, phần mềm máy tính, phim ảnh khoa học, cũng như tài nguyên Internet. Trẻ có thể học từ cuộc sống quanh mình, dần nâng cao tính tự lập.
Tuy nhiên, theo phụ huynh này, tại TP.HCM, học ở nhà cũng gặp rất nhiều khó khăn, cần một sự chuẩn bị tốt và cố gắng liên tục không mệt mỏi. Sự chuẩn bị đầu tiên phải là hiểu biết của phụ huynh. Sau đó, nguồn lực của gia đình phải đảm bảo, từ thời gian, công sức cho tới tiền bạc. Học ở nhà không phải phương pháp rẻ tiền, dù được xem xét ở bất cứ giác độ nào.
Không chỉ gia đình anh Quốc Anh, một số gia đình khác ở các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM cũng dạy con tại nhà, nhưng chủ yếu từ cấp một. Chị Keziah Hương (phụ huynh ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) là admin của group "Homeschooling in VietNam". Đây là nhóm dành cho những người quan tâm mô hình dạy con ở nhà với nhiều chương trình bổ ích, với 7.500 thành viên.
Ngoài ra, chị Hương cũng tổ chức những buổi offline dành cho các bé tự học ở nhà với sự hướng dẫn của giáo viên bản ngữ, mục đích giúp các con phát triển tốt nhất.
Nữ phụ huynh cho biết chị biết đến mô hình home school từ khi còn là sinh viên, thông qua những người bạn nước ngoài làm ở trường quốc tế. Cách đây khoảng 3 năm, chị đã đi tìm những phụ huynh có ý định thực hiện home school để trao đổi và gặp được những người có chung suy nghĩ. Họ mong muốn thực hiện home school cho con em nhưng sợ nhiều thứ.
Gia đình chị Phan Ngọc Diệp, anh Đào Huy Quang (Hà Nội) từng thực hiện hình thức home school (dạy học tại nhà) với 3 con của mình. Ảnh: Anh Tuấn.
Chưa có quy chế cho học tại nhà
Chia sẻ trên báo chí, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu quan điểm: Theo Điều 18 của Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học và theo quy định tại khoản 3, điều 11 của Luật Giáo dục, việc phụ huynh không cho con đến trường học là không phù hợp luật.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - trên thế giới, phương pháp tự học mà không đến trường có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy chế nào cho việc này.
Nhiều phụ huynh cho con học ở nhà chủ yếu hướng đến việc du học. Theo anh Quốc Anh, hai con dự thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo lứa tuổi và trình độ. Tháng 9/2016, Thái Anh thi IELTS đạt 8.5, lúc ấy cháu chưa tròn 13 tuổi. Nhật Anh thi IELTS vào tháng 7/2015, đạt 8.0.
Trong đó, Thái Anh có trình độ nghe tiếng Anh rất tốt. Cả ba lần thi IELTS cháu đều đạt điểm môn nghe 9.0/9.0.
Dự kiến Nhật Anh thi lấy chứng chỉ bằng trung học quốc tế IGCSE vào tháng 5/2017. Nếu đạt, gia đình sẽ cho cháu du học ở một nước có nền giáo dục tiên tiến. Do hai anh em luôn học cùng nhau, cậu em Thái Anh sẽ mất đi một "người thầy" nên từ tháng 2/2017, vợ chồng anh đã cho Thái Anh nhập học lớp 9 tại một trường quốc tế trên địa bàn TP.HCM.
Người cha này cũng thông tin theo hiểu biết của anh, một khi gia đình cho con theo home school, nếu muốn quay lại trường học chỉ có thể học trường quốc tế, không thể học trường công lập.
Vì vậy, các con trong gia đình anh sẽ thi IGCSE - bằng trung học quốc tế được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Thi IGCSE chỉ cần hai năm các em học ở đâu cũng được xét bằng tú tài Anh A level.
“Ở Việt Nam, các cháu có thể vào đại học như trường RMIT, bởi trường chỉ cần xét A level”, anh Quốc Anh nói.
Phụ huynh này cho hay hiện tại, gia đình theo home school bằng cách “cho mình làm gì thì mình làm nấy”. Quy chế cho các gia đình được linh động lựa chọn thời gian học home school và trường học (đáp ứng năng lực) thì rất tốt, bởi con người không dùng bất cứ hình thức nào học tập suốt đời. Môi trường học lý tưởng là vừa sức và thuận lợi với mỗi cá nhân.
Theo nhiều phụ huynh, học tại nhà (home school) ra đời khi bố mẹ và các con có mục tiêu khác với trường học, nên lựa chọn một hình thức phù hợp hơn.
Được và mất khi dạy con ở nhà
Mới đây, thông tin về gia đình anh Đặng Quốc Anh và chị Lê Thị Thanh (từng là giảng viên Học viện Bưu chính Viễn thông) ở quận Tân Bình, TP.HCM quyết định cho hai con trai là Đặng Thái Anh (19 tuổi) và Đặng Nhật Anh (14 tuổi) ở nhà tự học thu hút sự chú ý của dư luận.
Anh Quốc Anh cho biết từ năm 2014, sau khi cảm thấy quá mệt mỏi với việc học hành của con ở trường và nhận thấy giáo dục ở trường có chỗ phù hợp, gia đình quyết định cho con học ở nhà.
Gia đình anh Quốc Anh. Ảnh: NVCC.
Anh Quốc Anh cho rằng vợ chồng anh là giảng viên nên dạy sinh viên sẽ tốt hơn học sinh. Dạy con ở nhà có mặt thuận lợi là thời gian linh động. Cha mẹ đóng vai trò hướng dẫn, con học từ sách vở, phần mềm máy tính, phim ảnh khoa học, cũng như tài nguyên Internet. Trẻ có thể học từ cuộc sống quanh mình, dần nâng cao tính tự lập.
Tuy nhiên, theo phụ huynh này, tại TP.HCM, học ở nhà cũng gặp rất nhiều khó khăn, cần một sự chuẩn bị tốt và cố gắng liên tục không mệt mỏi. Sự chuẩn bị đầu tiên phải là hiểu biết của phụ huynh. Sau đó, nguồn lực của gia đình phải đảm bảo, từ thời gian, công sức cho tới tiền bạc. Học ở nhà không phải phương pháp rẻ tiền, dù được xem xét ở bất cứ giác độ nào.
Không chỉ gia đình anh Quốc Anh, một số gia đình khác ở các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM cũng dạy con tại nhà, nhưng chủ yếu từ cấp một. Chị Keziah Hương (phụ huynh ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) là admin của group "Homeschooling in VietNam". Đây là nhóm dành cho những người quan tâm mô hình dạy con ở nhà với nhiều chương trình bổ ích, với 7.500 thành viên.
Ngoài ra, chị Hương cũng tổ chức những buổi offline dành cho các bé tự học ở nhà với sự hướng dẫn của giáo viên bản ngữ, mục đích giúp các con phát triển tốt nhất.
Nữ phụ huynh cho biết chị biết đến mô hình home school từ khi còn là sinh viên, thông qua những người bạn nước ngoài làm ở trường quốc tế. Cách đây khoảng 3 năm, chị đã đi tìm những phụ huynh có ý định thực hiện home school để trao đổi và gặp được những người có chung suy nghĩ. Họ mong muốn thực hiện home school cho con em nhưng sợ nhiều thứ.
Gia đình chị Phan Ngọc Diệp, anh Đào Huy Quang (Hà Nội) từng thực hiện hình thức home school (dạy học tại nhà) với 3 con của mình. Ảnh: Anh Tuấn.
Chưa có quy chế cho học tại nhà
Chia sẻ trên báo chí, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu quan điểm: Theo Điều 18 của Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học và theo quy định tại khoản 3, điều 11 của Luật Giáo dục, việc phụ huynh không cho con đến trường học là không phù hợp luật.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - trên thế giới, phương pháp tự học mà không đến trường có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy chế nào cho việc này.
Nhiều phụ huynh cho con học ở nhà chủ yếu hướng đến việc du học. Theo anh Quốc Anh, hai con dự thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo lứa tuổi và trình độ. Tháng 9/2016, Thái Anh thi IELTS đạt 8.5, lúc ấy cháu chưa tròn 13 tuổi. Nhật Anh thi IELTS vào tháng 7/2015, đạt 8.0.
Trong đó, Thái Anh có trình độ nghe tiếng Anh rất tốt. Cả ba lần thi IELTS cháu đều đạt điểm môn nghe 9.0/9.0.
Dự kiến Nhật Anh thi lấy chứng chỉ bằng trung học quốc tế IGCSE vào tháng 5/2017. Nếu đạt, gia đình sẽ cho cháu du học ở một nước có nền giáo dục tiên tiến. Do hai anh em luôn học cùng nhau, cậu em Thái Anh sẽ mất đi một "người thầy" nên từ tháng 2/2017, vợ chồng anh đã cho Thái Anh nhập học lớp 9 tại một trường quốc tế trên địa bàn TP.HCM.
Người cha này cũng thông tin theo hiểu biết của anh, một khi gia đình cho con theo home school, nếu muốn quay lại trường học chỉ có thể học trường quốc tế, không thể học trường công lập.
Vì vậy, các con trong gia đình anh sẽ thi IGCSE - bằng trung học quốc tế được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Thi IGCSE chỉ cần hai năm các em học ở đâu cũng được xét bằng tú tài Anh A level.
“Ở Việt Nam, các cháu có thể vào đại học như trường RMIT, bởi trường chỉ cần xét A level”, anh Quốc Anh nói.
Phụ huynh này cho hay hiện tại, gia đình theo home school bằng cách “cho mình làm gì thì mình làm nấy”. Quy chế cho các gia đình được linh động lựa chọn thời gian học home school và trường học (đáp ứng năng lực) thì rất tốt, bởi con người không dùng bất cứ hình thức nào học tập suốt đời. Môi trường học lý tưởng là vừa sức và thuận lợi với mỗi cá nhân.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.