- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vụ cô giáo cầm dép đánh vào đầu học sinh: "Phòng giáo dục phải chịu trách nhiệm"
Nhận định về vụ cô giáo Trường mầm non Sen Vàng (Hà Nội) dùng dép đánh vào đầu trẻ mầm non, Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng: "Cần phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đã được phân cấp có thực hiện công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra trước đó đối với Trường mần non Sen Vàng hay không".
Nhận định về vụ cô giáo Trường mầm non Sen Vàng (Hà Nội) dùng dép đánh vào đầu trẻ mầm non, Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng: "Cần phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đã được phân cấp có thực hiện công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra trước đó đối với Trường mần non Sen Vàng hay không".
Trao đổi với phóng viên, luật sư Lê Văn Thiệp (Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết việc cô giáo dùng dép đánh vào đầu trẻ mầm non có thể bị xử lý hình sự không cần phải xem xét đến nhiều yếu tố. Hành vi này cần phải xem xét ở các mức độ, cầm dép nhựa đánh vào đầu trẻ thì khác với việc dùng dép tông, dép xốp đánh nhẹ vào đầu trẻ. Theo luật hình sự mới (đang được xem xét, chưa có hiệu lực) thì có xác định về tổn hại tinh thần khác với luật hiện hành là chỉ tính tổn hại về thương tích để xác định xem có cấu thành tội phạm không. Trong trường hợp này người thân, người giám hộ của trẻ phải có tố cáo.
Luật sư Lê Văn Thiệp: Xử lý nghiêm để tránh các trường hợp tương tự xảy ra. (Ảnh HC)
Về vấn đề trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong vụ việc này, theo luật sư Lê Văn Thiệp thì vai trò quản lý Nhà nước đã quy định cụ thể cho từng cấp trường, từng cơ sở đào tạo, trông giữ trẻ. Nơi cấp phép cho trường hoạt động có trách nhiệm như thế nào đã được quy định cụ thể.
“Sau vụ việc này, cần phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đã được phân cấp có thực hiện công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra trước đó đối với Trường mần non Sen Vàng hay không. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát này có nghiêm túc hay không hay chỉ làm cho có thủ tục. Nếu như họ không thực hiện đúng quy định thì họ phải chịu trách nhiệm. Phòng giáo dục trên địa bàn cũng phải chịu trách nhiệm bởi vai trò quản lý Nhà nước của phòng thể hiện rõ trong vụ việc này”- luật sư Thiệp nói.
Cô giáo với chiếc dép lăm lăm trong tay. (ảnh: TL)
Theo luật sư Lê Văn Thiệp thì thời gian gần đây hiện tượng giáo viên mầm non liên tục có các hành vi bạo hành trẻ gây bức xúc trong dư luận là do chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu không có chế tài phù hợp để quản lý, ngăn chặn.
“Có các vụ việc gây bức xúc trong dư luận như thế này là do yếu tố con người làm sai chứ không phải do quy trình đào tạo. Khi đào tạo, không ai, không trường nào dạy sinh vên là những giáo viên tương lai là cần phải hành hung trẻ để trông trẻ cả. Giáo viên mầm non cơ sở tư nhân làm việc theo hợp đồng với chủ cơ sở, hiệu trưởng trường tư thục không hưởng lương theo quỹ lương của hệ thống giáo dục và vì vậy họ cũng thiếu ràng buộc hơn. Họ vi phạm đạo đức nghề giáo, bạo hành trẻ chưa đến mức bị xử lý hình sự và chỉ bị xử lý hành chính hoặc đuổi việc. Và vì thiếu quản lý chặt chẽ họ lại có thể dễ dàng xin việc ở một trường mầm non hoặc một cơ sở trông giữ trẻ khác. Nếu quản lý chặt thì những người vi phạm này phải bị nghiêm cấm tiếp tục tham gia dạy, trông giữ trẻ tại bất cứ cơ sở được cấp phép nào”- luật sư Lê Văn Thiệp nêu quan điểm.
Hành động phi giáo dục của cô giáo được ghi lại. (ảnh: TL)
Luật sư Ngụy Thành Thắng - Đoàn luật sư Hà Nội khi được hỏi cũng nêu quan điểm rằng trong vụ việc này ngoài việc UBND TP. Hà Nội cần phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục được phân cấp trên địa bàn và có hình thức xem xét xử lý cụ thể thì cần phải có biện pháp mạnh trong việc xem xét trách nhiệm của chủ cơ sở, của chủ đầu tư nhà trường. Đóng cửa trường, cơ sở, không cấp phép cho việc tiếp tục mở trường đối với chủ đầu tư. Đây là biện pháp mạnh để các cơ sở, trường khác lấy làm bài học mà sát sao, nghiêm túc, chặt chẽ trong việc tuyển giáo viên, quản lý, giám sát hoạt động của trường.
Trước đó trên mạng xã hội đăng clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh cô giáo mặc áo đồng phục in logo hình bông sen vàng dùng dép đánh vào đầu học sinh khiến bé bật khóc. Diễn biến sau đó là cảnh giáo viên dùng vòi nước xịt rửa cho các bé. Video cho thấy trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, các cô giáo ở trường thường xuyên có hành vi bạo lực và đe dọa học sinh.
Ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, clip giáo viên mầm non bạo hành trẻ thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người tỏ ra phẫn nộ trước hành vi của giáo viên và lo ngại về sự an toàn của trẻ em được gửi tại những cơ sở như vậy.
Một số người dùng Facebook nhận ra hai nữ giáo viên trong clip là người phụ trách lớp Hươu cao cổ của Trường mầm non Sen Vàng cơ sở Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sau khi vụ bạo hành này xảy ra, ngày 6/2, ông Nguyễn Đức Chung- Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu báo cáo vụ việc này. Thông tin ban đầu của cơ quan hữu trách Hà Nội cho thấy trường mầm non này là một nhóm lớp do chủ tịch phường cấp phép hoạt động, dưới sự thẩm định của phòng giáo dục quận, huyện (3 nhóm lớp được thành lập một trường). Do mâu thuẫn giữa 2 cô giáo, khi xảy ra chuyện, một giáo viên quay video vụ việc và đưa lên mạng xã hội.
"Phòng giáo dục quận đã chỉ đạo đình chỉ 2 cô giáo. Đây là trường mầm non tư thục nên có thể yêu cầu buộc thôi việc luôn. Hướng giải quyết của các cơ quan chức năng là xử lý dứt điểm"- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay.
Trả lời báo chí, bà Vũ Thị Tân - Hiệu phó kiêm quản lý trường Mầm non Sen Vàng cho biết trường đã đình chỉ công tác và sau đó là chấm dứt hợp đồng đối với 2 giáo viên.
Theo tường trình của hai cô giáo, vụ việc xảy ra ngày 8/1. Do cháu N.K mới đi học, khóc hơi nhiều, cô không kiềm chế được nên đã có những hành vi không đúng.
Liên quan vụ việc này, ngày 6/2, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký công văn gửi Sở GD&ĐT Hà Nội. Thứ trưởng Nghĩa cho rằng: "Đây là hành vi phản giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc dư luận xã hội và gây hoang mang, lo lắng cho các bậc cha mẹ trẻ".
Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo, kiểm tra làm rõ vụ việc, phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định; chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm về công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, đặc biệt là việc quản lý, cấp phép hoạt động các nhóm lớp độc lập tư thục và báo cáo kết quả trước ngày 10/2.
Theo Gia đình và Xã hội
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.