Vụ học sinh gãy chân ở trường: Bộ GD-ĐT vào cuộc

Nếu có sai phạm trong vụ học sinh gãy chân ở trường tiểu học Nam Trung Yên, ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm.

Nếu có sai phạm trong vụ học sinh gãy chân ở trường tiểu học Nam Trung Yên, ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm.

   vu hoc sinh gay chan o truong: bo gd-dt vao cuoc hinh anh 1

Vết mổ của học sinh Trần Chí Kiên sau khi bị gãy chân trong sân trường (ảnh: Gia đình cung cấp) 

Yêu cầu sớm có kết luận

Thời gian gần đây, sự việc học sinh Trần Chí Kiên, lớp 2A4, Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội bị gãy chân trong sân trường tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.

Đặc biệt, việc nhà trường phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh để chứng minh hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc vô can khiến nhiều người bức xúc.

Tuy nhiên, ngày 17/2, gia đình Vợ chồng anh Trần Chí Dũng và chị Dương Hoài Thu, phụ huynh cháu Kiên đã có đơn kiến nghị gửi Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các cơ quan truyền thông báo chí cho rằng, cô Tạ Thị Bích Ngọc đã báo cáo thiếu trung thực.

Trước tình hình này, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho biết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã có yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội sớm kết luận vụ học sinh gãy chân ở Trường tiểu học Nam Trung Yên.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu xử lý nghiêm nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cường, nề nếp trong các hoạt động giáo dục.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho hay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan chức năng của Thành phố sớm kết luận, xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục.

18 giáo viên đồng loạt phản đối

Ngày 18/2, 18 giáo viên trường Tiểu học Nam Trung Yên tiếp tục gửi “Thư bày tỏ” phản đối những điểm chưa đúng sự thật trong vụ học sinh bị gãy chân.

Theo “Thư bày tỏ” mà 18 giáo viên gửi đến các cơ quan báo chí về vụ việc cháu Trần Chí Kiên ngã gãy chân trong sân trường, điểm đầu tiên, trước khi lấy khảo sát học sinh, đồng chí Nguyễn Thị Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã phổ biến với học sinh mục đích của việc khảo sát nhằm phục vụ báo cáo về an toàn trường học và thanh tra của sở.

Thứ hai, trước khi nhận được chỉ đạo của BGH về việc làm phiếu khảo sát, các giáo viên này không biết gì về vụ tai nạn của cháu Trần Chí Kiên - học sinh lớp 2A4. Trong phiếu khảo sát, giáo viên xác nhận không nhìn thấy học sinh bị tai nạn và không thấy ô tô vào trường. Việc gửi báo cáo này lên cấp trên và với báo chí ra sao, giáo viên không được rõ. Như vậy, việc phản ảnh 100% giáo viên trong trường nhất trí với hiện tượng không có xe taxi chở cô Hiệu trưởng và Hiệu phó gây tai nạn cho học sinh là không đúng sự thật.

Thứ 3, cũng theo 18 giáo viên này, về bản “Báo cáo sự việc cần xem xét” gửi cơ quan báo chí nhân danh là tập thể cán bộ giáo viên nhà trường là không đúng, bởi sự thực là chỉ có 3 người ký vào tài liệu đó, gồm hiệu trưởng, hiệu phó và chủ tịch công đoàn trường. Các giáo viên đều khẳng định, họ không hề biết đến nội dung trong bản báo cáo.

Thứ 4, theo một Đảng viên, có hiện tượng Đảng viên bị lôi kéo yêu cầu viết đơn xin ra khỏi Đảng và viết tâm thư để kêu oan cho Hiệu trưởng.

“Những việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý giáo viên, phụ huynh và học sinh. Ảnh hưởng đến chất lượng dạy học vì thế rất mong cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc để ổn định tâm lý cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và trả lại sự bình yên cho ngôi trường”, trích thư bày tỏ của 18 giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.