3 triệu hộ bị ảnh hưởng
Theo
cách tính mới, các hộ kinh doanh có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở
lên sẽ phải đóng thuế TNCN theo hình thức khoán 2% trên tổng doanh thu.
Theo lý thuyết, sẽ có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể nằm trong diện
nộp thuế.
![]() |
Tiệm bún nhỏ tại vỉa hè có doanh thu 100 triệu đồng/năm có nguy cơ đóng cửa nếu phải chịu thuế thu nhập cá nhân |
Chị
Bích Nga, chủ quán bún riêu cua trên đường Quang Trung (quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội) cho biết, trung bình mỗi tháng quán lãi 8,4 triệu đồng
mới đạt lợi nhuận 100 triệu đồng/năm. Như vậy, mỗi ngày, sẽ lãi gần
300.000 đồng. Theo chị Nga, nếu cách tính thuế này áp dụng, nguy cơ tiệm
bún nhỏ vỉa hè này sẽ phải đóng cửa. “Cả một cửa tiệm có đến 5 nhân
viên, lãi 300.000 đồng/ngày đâu phải là nhiều. Trong khi đó, con trai
tôi đi làm nhân viên nhà nước với mức lương khởi điểm 9 triệu đồng/tháng
mới phải chịu thuế (chưa tính giảm trừ gia cảnh).
“Người
cho thuê nhà ở cũng như người cho thuê văn phòng, chung cư cao cấp.
Đánh đồng tất cả mọi đối tượng như vậy là không có sự bình đẳng”.
Bà Đỗ Thị Thìn |
Dễ tiêu cực
Bà
Đỗ Thị Thìn, nguyên Trưởng phòng Thuế TNCN (Tổng cục Thuế) cho biết,
trước đây thu theo dạng thuế lũy tiến, hộ kinh doanh có 2 dạng nộp thuế:
kê khai và khoán. Đối tượng nộp theo dạng kê khai thì theo hình thức
bình thường; còn nộp theo dạng khoán không phải thu theo tỷ lệ. Chính
sách cần phải có sự phân biệt đối xử giữa những người nộp thuế. Tuy
nhiên, chính sách mới đã thay đổi toàn bộ. Chính sách mới đổ tất cả vào
một rọ, nên rất khó cho các bên (người nộp thuế và người thu thuế) thực
hiện đúng.
Loại
thuế toàn phần này có nhược điểm đánh thuế cao với người thu nhập thấp,
đánh thuế thấp với người thu nhập cao. Chính sách mới đánh đồng tất cả
thì làm sao gọi là chính sách xây dựng bình đẳng. Trước đây, dùng thuế
lũy tiến là có sự bình đẳng về thuế.
Chính
sách mới ban hành đi ngược lại điều đó. Khi không có sự phân biệt các
hộ kinh doanh, sẽ đi ngược với sự đảm bảo công bằng về thuế. Ngay như cơ
quan thuế cũng sẽ gặp khó khăn khi thực hiện chính sách này. Giải bài
toán xác định doanh thu của đối tượng nộp thuế không dễ.
Chuyên
gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, người phải nộp chưa thấy rõ xác định
thu nhập thế nào, người thu thuế cũng không có căn cứ chuẩn xác định
doanh thu để thu, đặc biệt các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Khi không
có căn cứ đúng, người bị thu sẽ phản ứng. Cần xem xét lại tính khả thi
của quy định. “Điều quan trọng nhất là các chứng từ xác định doanh thu.
Với điều kiện kinh doanh nước ta, các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ không
có chứng từ thu được bao nhiêu. Khi không có cơ sở xác minh doanh thu
trên hay dưới 100 triệu đồng, có nguy cơ cò cưa giữa người nộp thuế và
người thu thuế. Dẫn đến, ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu”, ông Long
nói.
Bà
Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Quản lý thuế TNCN (Tổng cục Thuế) cho
biết, đặc điểm các hộ kinh doanh ở Việt Nam là tính quy mô và tuân thủ
pháp luật còn thấp. Với cách tính thuế trước đây, đặc biệt là hai hộ
kinh doanh cạnh nhau có cùng quy mô nhưng chưa chắc số thuế bằng nhau.
Và cá nhân họ cũng không biết tại sao. Liệu có sự không minh bạch, thông
đồng với cán bộ thuế trong việc tính thuế hay không? Chính vì vậy, gây
nhiều khó khăn cho cá nhân kinh doanh. Do đó, cách tính thuế mới sẽ giải
quyết vấn đề này. Tính thuế suất toàn phần trên doanh thu, cá nhân có
thể dễ dàng tự tính số thuế mình phải nộp cũng như hộ bên cạnh. Qua đó,
có thể giám sát việc thu thuế của cán bộ thuế. Khi xây dựng, chúng tôi
cũng tính đến mức giảm trừ gia cảnh cố định.
“Nếu
áp dụng cách tính thuế này thì người giàu cũng như người nghèo. Nhóm hộ
kinh doanh thu nhập cao không nhiều. Trong năm 2015, chúng tôi tính
toán đưa hộ kinh doanh này chuyển lên doanh nghiệp. Đối với hộ thấp sẽ
không bị ảnh hưởng bởi rất công bằng. Mục tiêu của cách tính thuế mới
nhằm rút gọn thủ tục hành chính trong cách tính thuế thay vì nhằm tăng
nguồn thu từ thuế”, bà Lan nói.
Theo Tiền Phong