Sài Gòn có biết bao nhiều là chốn ăn uống, từ cao lương mỹ vị cho đến món ăn dân dã ba miền. Nhưng món nào cũng đụng thịt thà thì e nhiều năng lượng quá. Lâu lâu thèm hải sản cũng chỉ dám nhón vài con nghêu, lỡ vui miệng thêm con ghẹ có lớp gạch đỏ au cứng như lòng đỏ trứng muối. Bữa sau thế nào vòng eo cũng tăng vùn vụt, mất công đi bộ hàng giờ đồng hồ từ sớm tinh mơ và chiều tối vào phòng tập vắt kiệt cả sức mình.

Thôi thì chọn giải pháp ăn chay cho nhẹ nhàng nhưng bụng dạ lại buồn vì thiếu hẳn hương vị của thú đệ nhất khoái.

Hàng trăm thứ nấm khác nhau, chế biến cũng khác nhau

Được cô bạn kể cho nghe về một nơi chuyên món nấm khá hấp dẫn, thế là nhóm chúng tôi chọn ngày cuối tuần đến thưởng thức thử.

Đập vào mắt tôi là một không gian sang trọng và bài trí khá bắt mắt. Tuy nhiên, khi bước vào trong lại hơi chật hẹp: chỗ ngồi tiết kiệm diện tích tối đa với mục đích xếp thêm được nhiều bàn ghế.

Người phục vụ giới thiệu vài ba món lẩu với đủ thứ nấm nghe đâu nhập từ Nhật, Trung Quốc thì phải. Những cái tên khá lạ tai như nấm bạch linh, nấm kê tùng, nấm bào ngư vàng... làm tôi thật sự tò mò.

Ở giữa là nồi lẩu nghi ngút khói và các đĩa nấm được xếp sinh động xung quanh. Nước lẩu thật ra không có gì đặc biệt, hơi nhạt. Cho các loại nấm vào một lúc, nhưng nước chấm không có gì đặc sắc. Vậy mà lúc tính tiền, ai cũng thấy hầu bao vơi đi khá nhiều.

Đi ăn nấm kiểu Á rồi cũng phải thử nấm gu Âu mới biết thế nào là những món nấm quý hiếm trứ danh trên thế giới. Hiện nay, những nhà hàng sang trong thành phố không thiếu các thứ nấm như truffle, morel hay shiitake (nấm hương)...

Nấm truffle

Nấm truffle nổi danh quý hiếm. Bởi người ta không thể tự tìm ra nó mà phải nhờ đến những con heo đã qua huấn luyện. Mùa đông, khi tuyết bắt đầu tan, người ta dẫn heo vào rừng để đánh hơi ấm ẩn sâu trong lòng đất.

Nấm truffle có vị ngọt, thơm giòn, thường dùng kềm với món gan ngỗng hoặc thịt áp chảo. Mùi thơm của nó, dù chỉ một lát mỏng, cũng đủ đẩy món ăn lên đến mức tuyệt hảo.

Nấm morel có hương thơm nồng, vị ngọt, dai. Các đầu bếp thích dùng nó cùng với thịt bò. Nhưng của nào tiền đó, một phần gan ngỗng và nấm truffle hay thịt bò nấu nấm morel ở khách sạn năm sao thì giá cũng... sao.

Thử các món nấm với cách chế biến Âu rồi, đừng quên nếm vị nấm trong nước cũng thuộc hàng cao cấp không kém. Vì vậy, cứ đầu mùa mưa, các nhà hàng bánh xèo lại đình đám, cờ xí giới thiệu bánh xèo nấm mối đậm đà hương vị quê hương.

Nấm đùi gà

Một cái bánh xèo với cái nấm mối giá cao hơn bánh xèo bình thường cả hai chục phần trăm. Vậy mà không nhanh chân đến thưởng thức thì đã qua mùa.

Còn nấm tràm càng khó kiếm hơn, vào mùa mưa phải ra Phú Quốc hoặc về Bến Tre mới thử được. May mắn trong chuyến du lịch Phú Quốc đầu hè rồi, chúng tôi được dịp nếm thử cái thứ nấm trắng dai mà giòn nấu với gà hay hải sản đều thơm ngon lạ.

Nấm tràm đặc biệt ở chỗ, sau vị đắng, thậm chí còn đắng hơn cả trái khổ qua, là ngọt vô cùng, ngọt từ cuống họng ngọt ra. Vì thế, người dân Phú Quốc có thói quen ăn nấm tràm không uống nước. Sau khi ăn xong, họ mới pha bình trà nhâm nhi để thưởng thức hết cái vị đăng đắng, ngòn ngọt khó quên của nó.

Một cái bánh xèo với vài cây nấm mối giá cao hơn bánh xèo bình thường cả hai chục phần trăm. Vậy mà không nhanh chân đến thưởng thức thì đã qua mùa.

Món ăn từ nấm tràn ngập các hàng quán sài thành

Nấm tràm

Do đặc tính không giống với thực vật và cả động vật, về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản nêm nấm được xếp vào một giới hoàn toàn riêng biệt.

Với vị ngọt thanh tao, thân giòn, dai, nấm có thể chế biến thành nhiều món ăn từ chay đến mặn. Do vậy, nó được mệnh danh là thứ thực phẩm vừa là "rau sạch" vừa là "thịt sạch". Nhưng quan trọng hơn cả là nấm phải luôn tươi mới thì hương vị của thiên nhiên, của rơm rạ, cây lá, đất đai... mới cảm nhận được trong từng chiếc nấm.

Cũng chính vị sự phổ biến của nó mà hiện nay nấm không còn là món ăn độc quyền của các nhà hàng sang trọng. Nhà hàng, quánn ăn nếu biết tận dụng hết đặc điểm của mỗi loại nấm, những loại nấm tưởng như bình dân vẫn có thể chế biến thành những món ngon độc đáo.

Chẳng hạn, bạn hãy thử đến các quán chuyên món Âu bình dân khu Lê Thị Hồng Gấm, Q.1; khu tây ba lô Đề Thám; quán Bảy Nị, Q.5... Chỉ bằng những tai nấm rơm, nấm bào ngư tươi rói, quán có thể làm món nấm đút lò phô-mai ngon tuyệt. Vị tươi mới, ngọt ngào của nấm hòa quyện cùng phô mai béo thơm, ngon mà không ngậy, dễ làm người nếm thứ lần đầu phải trở lại để ăn thật.

Quán Gấm đường Lý Thái Tổ, Q.10 lại giới thiệu món lẩu nấm với gần chục loại nấm phổ biến là nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, kim chi, bào ngư, kim châm... Đồng thời, nhờ khéo léo kết hợp với rau cải cúc, bó xôi, cải thảo, bông hẹ và một ít hải sản mà lẩu ở đây như đưa cả hương rừng, vị biển, sắc màu đồng nội vào trong.

Nấm kim châm

Mấy làng nướng cũng không chịu thua với món nấm xiên que, cuộn lá lốt, lá cách nướng thơm nức mũi, vừa nghe mùi đã ứa nước bọt. Còn nếu kể thêm họ hàng nhà nấm phục vụ cho các quán ăn Hàn, Nhật thì danh mục các món nấm chắc phải dài không biết đến đâu mới dứt.

Không khó để tìm mùa nấm trên thị trường

Ẩm thực Sài Gòn hay được ví von đường nào cũng về chợ Bến Thành. Bước chân vào chợ tôi đã thấy rất nhiều sạp bán các loại nấm, từ giá vài chục ngàn cho đến ba, bốn trăm ngàn một cân. Từ các loại nấm phổ biến như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư đến các loại nấm kim châm, nấm kim chi, nấm hương tươi hay những món nấm mới có mặt như nấm đùi gà, nấm bao tử.

Thật ra, không tới Bến Thành vẫn có thể tìm mua tại các chợ và siêu thị, không thiếu loại nào. Nếu thích thì bỏ chút công mua mấy loại nấm đặc biệt và xào nấu, trước cho cả nhà có món mới, sau vẫn giữ được eo mà ngon miệng với cái thú được khoái khẩu bằng món nấm.

Theo Ngọc Tú