Câu chuyện của người phụ nữ họ Lữ trên Toutiao:

Tôi họ Lữ, năm nay 63 tuổi, sống ở Trung Quốc. Suốt gần 40 năm qua, tôi sống với một người đàn ông "rất tốt". 

Anh ấy luôn được bạn bè tôi ngưỡng mộ: biết nấu ăn, làm việc nhà, chưa bao giờ to tiếng với vợ.

Tôi từng tin mình may mắn. Nhưng phải đến gần đây, tôi mới nhận ra: Một người chồng tốt không đồng nghĩa với một người bạn đời phù hợp.

Tôi cưới anh vì anh quá tốt… nhưng sau này mới biết mình chọn sai

Hồi còn trẻ, tôi là người thiếu thốn tình cảm. Anh quan tâm tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Anh chu đáo đến mức, mỗi khi tôi tan làm, bữa tối đã sẵn sàng. 

Dù gia đình không ủng hộ, tôi vẫn quyết cưới anh chỉ vì tôi nghĩ, một người đàn ông tốt với mình là đủ.

Nhưng sống rồi tôi mới hiểu, hôn nhân không chỉ cần sự tử tế. Nó cần nhiều hơn thế, đó là sự thấu hiểu, đồng hành, cùng nhau lớn lên.

Tôi quyết định ly hôn sau 39 năm sống bên người chồng

Chúng tôi sống như hai thế giới song song. Ảnh minh họa

Tôi tiến về phía trước, anh mãi dậm chân tại chỗ

Tôi có một công việc ổn định, mối quan hệ xã hội tốt, không ngừng học hỏi và phấn đấu. 

Còn chồng tôi thì khác: anh không thích giao tiếp, không có chí tiến thủ, không bao giờ muốn nhận thêm việc hay phấn đấu thăng tiến.

Chúng tôi sống như hai thế giới song song.

Anh ấy chưa bao giờ mua quà cho tôi. Tôi tự mua mỹ phẩm, vài bộ váy đẹp, anh lại nhăn mặt, bảo tôi hoang phí. 

Cứ như thế, từng điều nhỏ nhặt lặp đi lặp lại suốt mấy chục năm khiến tôi mỏi mệt.

Tôi không còn muốn sống tiếp những ngày chán nản

39 năm sống trong một cuộc hôn nhân "ổn định" nhưng buồn bã, tôi bắt đầu tự hỏi: "Mình có đang hạnh phúc thật không?"

Câu trả lời là không. Tôi không muốn tiếp tục im lặng, không muốn sống cạnh một người tử tế mà xa cách như người dưng.

Tôi không trách anh vì anh không sai. Nhưng chúng tôi không hợp nhau. Và tôi không muốn dành nốt phần đời còn lại để chịu đựng sự cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình.

Ly hôn ở tuổi 63 không phải điên rồ, mà là dũng cảm

Khi tôi quyết định ly hôn, nhiều người bảo tôi dại. "Tuổi này rồi còn đòi ly hôn làm gì?", "Ở với nhau bao nhiêu năm rồi, sao không chịu nốt?", "Người đàn ông như thế giờ kiếm đâu ra?"

Tôi chỉ cười. Tôi không cần kiếm người đàn ông mới. Tôi cần tìm lại chính mình.

Tôi muốn được sống đúng với cảm xúc. Tôi tin rằng, phụ nữ dù ở tuổi nào cũng xứng đáng có một cuộc sống khiến mình vui vẻ mỗi ngày, dù là có người bên cạnh hay không.

Tốt thôi là chưa đủ

Nhiều người nhầm tưởng: có chồng ngoan hiền, chăm chỉ là có hôn nhân hạnh phúc. Nhưng sự thật không đơn giản như vậy.

Hạnh phúc không phải là "không có mâu thuẫn", mà là khi cả hai cảm thấy được kết nối, được hiểu, được sẻ chia.

Người chồng "rất tốt" của tôi có thể là hình mẫu ngoài xã hội, nhưng trong cuộc sống riêng, anh ấy chưa từng lắng nghe tôi đủ sâu.

Tôi chọn sống lại, không phải bắt đầu lại

Tôi không tiếc 39 năm đã qua, cũng không ân hận vì quyết định cưới anh. Nhưng tôi cũng không muốn lãng phí phần đời còn lại trong sự cam chịu.

Tôi chọn ly hôn ở tuổi 63 không phải vì oán hận, mà vì tôi muốn sống tiếp những năm tháng cuối đời trong sự tự do, an nhiên và được là chính mình.

Tại sao nhiều người lại chọn ly hôn khi đã ngoài 60 tuổi?

Tôi quyết định ly hôn sau 39 năm sống bên người chồng

Tỷ lệ ly hôn ở những người trên 50 tuổi ngày một tăng cao. Ảnh minh họa

Theo chuyên gia Myres, những người cao tuổi đã ly hôn đồng tình rằng dành cả đời để sống với một người không phù hợp là sự lãng phí thời gian.

Edith Heyck, 72 tuổi, là một nghệ sĩ kiêm quản lý công viên bán thời gian tại Newburyport, Massachusetts (Mỹ). Bà nằm trong số 38 triệu người trưởng thành sống độc thân tại Mỹ. 

Heyck chia sẻ: "Trước đây tôi nghĩ rằng mình sẽ kết hôn. Tôi được bố mẹ nuôi dạy để trở thành một người vợ đảm đang. Nhưng cho đến giờ tôi vẫn không tin rằng mình phải sống một mình". 

Bà đã ly hôn ở độ tuổi ngũ tuần, khi con trai bà 18 tuổi.

Các chuyên gia đã phát hiện ra một xu hướng lý giải cho hiện tượng trên: tỷ lệ ly hôn ở những người trên 50 tuổi ngày một tăng cao. 

Susan L. Brown, đồng giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Hôn nhân & Gia đình Quốc gia (National Center for Family & Marriage Research) tại đại học Bowling Green State University (Mỹ) cho biết: "Chúng tôi vô cùng sửng sốt trước phát hiện của mình".

Cách đây hơn 10 năm, Brown đã phổ biến thuật ngữ "ly hôn tuổi hoa râm" (gray divorce) để miêu tả hiện tượng trên. 

Brown nói thêm: "Hơn một phần ba số người ly hôn hiện nay thuộc nhóm tuổi ngũ tuần. Chúng ta không thể phớt lờ thực trạng này". 

Cô cũng nhận thấy trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010, tỷ lệ ly hôn của những người trên 50 tuổi tăng gấp đôi. Xu hướng này dễ thấy ở bất kỳ nhóm người nào, dù là người nổi tiếng hay bình thường.

Theo chuyên gia Susan Myres, nhiều người cho rằng ly hôn khi về già là điều phi lý, đặc biệt khi đây là độ tuổi "gần đất xa trời". Nhưng với tư cách là luật sư tư vấn ly hôn có nhiều năm kinh nghiệm, bà đã lắng nghe vô vàn lý do từ những vị khách lớn tuổi.

Myres cho biết: "Một số người lớn tuổi muốn ly hôn vì khoảng cách giữa vợ và chồng. Có người ly hôn do gánh chịu bạo lực gia đình. Họ đều đồng tình rằng kết hôn với nhầm người là lãng phí thời gian cuộc đời".

Theo Gia đình và Xã hội