Hôm qua 3.9, Cơquan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt tạm giam đốivới 4 cựu cán bộ, lãnh đạo của tập đoàn kinh tế Vinashin.
![]() |
Trần Quang Vũ |
4 nhân vật bị bắt đợtnày gồm: Trần Quang Vũ (SN 1958), nguyên Ủy viên HĐQT, nguyên TGĐđiều hành Vinashin; Trần Văn Liêm (SN 1955), nguyên Ủy viên HĐQT,nguyên Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn Vinashin; Nguyễn Văn Tuyên (SN1962), nguyên TGĐ Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh(thành viên của Vinashin) và Nguyễn Tuấn Dương (SN 1966), nguyên Chủtịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, nguyên TGĐ Công ty TNHHmột thành viên thép Cái Lân Vinashin. Trước đó, ngày 4.8 cơ quancông an đã bắt giam ông Phạm Thanh Bình, chủ tịch HĐQT, kiêm Tổnggiám đốc Vinashin. Như vậy cho đến nay đã có 5 cựu thành viên cấpcao của Vinashin bị bắt.
Cùng với lệnh bắtgiam, vào khoảng 11 giờ trưa 3.9, Cơ quan An ninh điều tra đã chiathành nhiều mũi đồng loạt tiến hành khám xét nhà riêng của ông Vũ vàông Liêm tại tòa nhà 17T6 khu đô thị Trung Hòa, phường Nhân Chính,Q.Thanh Xuân, Hà Nội. Một mũi khác cũng tiến hành khám xét nhà riêngcủa ông Nguyễn Văn Tuyên tại nhà biệt thự số 7, khu đô thị Mễ TrìHạ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài ra, nơi làm việc của ông Vũ và ôngLiêm tại Tập đoàn Vinashin, số 172 phố Ngọc Khánh cũng bị khám xét.
Đến 15 giờ chiều,trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, BộCông an xác nhận, các bị can bị bắt giữ vì đã có các hành vi “cố ýlàm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quảnghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự.
|
Mua tàu hàng triệu USD về bán sắt vụn
Theo Cơ quan An ninhđiều tra, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đốivới Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin), Bộ Công an đãphối hợp với cơ quan chức năng thu thập chứng cứ, lời khai của bịcan Bình và thấy đã đủ căn cứ để xác định, các ông Vũ, Liêm, Tuyênvà Dương có vai trò đồng phạm với Bình đã cố ý làm trái các quy địnhcủa Nhà nước gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong việc thực hiệncác dự án mua tàu Hoa Sen, đầu tư Nhà máy nhiệt điện sông Hồng vàbán thế chấp tài sản tại Tổng công ty công nghiệp tàu thủy NamTriệu.
Cụ thể, ông TrầnQuang Vũ trong thời gian làm Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệptàu thủy Nam Triệu, mặc dù biết Chính phủ không cho phép mua tàu cũnhưng đã bàn với Phạm Thanh Bình lập dự án hoán cải tàu Bạch ĐằngGiang, đây là loại tàu do Ba Lan sản xuất năm 1973 được mua về nhằmmục đích phá dỡ bán sắt vụn. Sau đó, ông Vũ đã dùng con tàu này thếchấp cho Công ty Tài chính thuộc Tập đoàn Vinashin để để vay 106 tỉđồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Khi con tàu nàykhông sử dụng được, ông Vũ cho phá dỡ tàu bán sắt vụn. Việc này chưađược sự đồng ý của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin, đồng thời, ông Vũkhông thông báo cho đơn vị nhận thế chấp, cũng không hoàn trả lại sốtiền đã thế chấp.
Chi hơn 1.000 tỉđồng mua tàu nứt đáy
Đối với ông Trần VănLiêm, trong thời gian còn làm TGĐ Công ty TNHH một thành viên viễndương Vinashin đã được ông Phạm Thanh Bình giao làm chủ đầu tư dự ánmua tàu cao tốc Hoa Sen, đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chínhphủ. Ngoài ra, trong quá trình mua tàu, ông Liêm không tổ chức chàohàng cạnh tranh, mua trước rồi mới ký hợp đồng, lập dự án thậm chíkhông khảo sát kỹ thuật khi nhận tàu. Hậu quả, tàu Hoa Sen trị giátrên 1.000 tỉ đồng khi đưa về Việt Nam đã bị nứt đáy phải sửa chữavà hiện nay vẫn nằm “đắp chiếu” vì càng hoạt động càng lỗ.
![]() |
Nguyễn Văn Tuyên |
Giả mạo giấy tờ đểmua công nghệ từ thế kỷ trước
Cũng theo Cơ quan Anninh điều tra, các ông Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương trongthời gian còn đương chức mặc dù biết là Chính phủ không cho phépnhưng vẫn cùng ông Phạm Thanh Bình thực hiện đầu tư xây dựng dự ánNhà máy nhiệt điện sông Hồng tại Nam Định. Ông Tuyên với vai trò làchủ đầu tư và ông Dương là tổng thầu đã thống nhất mua 2 nhà máynhiệt điện cũ từ những năm 1960 của Hàn Quốc đã ngừng hoạt động từ2004. Đáng chú ý, các thiết bị này khi hoạt động thải ra các hóachất độc hại và nằm trong diện cấm xuất cấm nhập theo quy định củaViệt Nam cũng như Hàn Quốc nhưng ông Tuyên và ông Dương đã sử dụnggiấy tờ giả mạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương đểmang trót lọt các thiết bị này về.
![]() |
Nguyễn Tuấn Dương - Ảnh: Anh Quân - N.Minh |
Chưa hết, Nguyễn TuấnDương còn “nổi tiếng” trong dự án xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm500.000 tấn/năm (sau tăng thêm 150.000 tấn/năm), với vai trò vừa làlãnh đạo cao nhất của đơn vị tổng thầu và lãnh đạo cao nhất của đơnvị chủ đầu tư, một mình Dương “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Dự án nàycó số tiền đầu tư lên tới 2.400 tỉ đồng. Đến tháng 6.2010, mẻ cánnóng thép tấm khổ lớn đầu tiên đã ra lò, tuy nhiên sau đó nhà máyhoạt động cầm chừng vì phải hiệu chỉnh thiết bị và bởi chưa có đầura cho sản phẩm khi ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang khủnghoảng...
Đầu ra cho sản phẩmchưa có, nhưng trong cuộc làm việc với Phó thủ tướng thường trựcNguyễn Sinh Hùng ngày 14.8.2010, ông Nguyễn Tuấn Dương vẫn đệ trìnhkế hoạch xin đầu tư thêm 400 tỉ đồng, nâng công suất nhà máy lên tới1 triệu tấn/năm...
|
Theo Thanh Niên