Thời gian gầnđây, người dân các khu vực Q.11, Thủ Đức, Bình Tân, Gò Vấp... (TP.HCM) cho biếttình trạng nước đục tái diễn đã ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống của họ.Tình trạng nước đục không phải xảy ra một vài thời điểm mà kéo dài hàng tuần,thậm chí hàng tháng...
Nhiều người dân longại nước đục tiếp tục lan rộng, bùng phát như thời điểm năm 2005-2006.
Như nướctrà và cà phê
Người dân ở hẻm 188Lê Đình Cẩn, phường Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân rất vui mừng khi Công ty cổ phầnCấp nước Chợ Lớn đến kéo ống nước, lắp đặt đồng hồ nước cho từng hộ gia đìnhkhoảng ba tháng trước. Thế nhưng niềm vui ấy giờ thành nỗi lo khi chất lượngnước máy ở đây trong đục một cách bất thường.
![]() |
20 giờ ngày 22-7-2010, nước máy tại nhà chị Lê Thị Liễu (32/36/19 Ông Ích Khiêm, P.14, Q.11, TP.HCM) đen như nước cống. Tình trạng này tái diễn nhiều lần - Ảnh: QUANG KHẢI |
“Có hôm sáng sớmvừa mở mắt thấy nước máy đục như cà phê, cặn bám đen không thể xài được. Buổitrưa cặn đục đỡ hơn, nhưng đến chiều tối nước máy lại dơ như lúc sáng” - chị LêThị Huệ, địa chỉ 188/21/24 Lê Đình Cẩn, than thở.
Do tình trạng nướcđục thất thường, nhiều người dân ở đây cực kỳ khổ sở mới hứng được nước sạch.
Chị Hoa, một ngườidân ở hẻm 188, cho biết mỗi lần giặt đồ phải mở vòi nước xem trước, nếu nướckhông đục mới dám xả vào máy giặt. Cẩn thận vậy nhưng nhiều lúc chị Hoa lấy đồtừ máy giặt ra phơi mới tá hỏa vì quần áo trắng bị ố màu, đen thui do nước đục.
Đi từ đầu hẻm đếncuối hẻm, hỏi bất kỳ người dân nào cũng nghe than vãn tình trạng nước đục ảnhhưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Chị Nguyễn NgọcTrinh, tổ trưởng tổ 90, cho biết lúc đầu người dân trong hẻm cứ nghĩ do đườngống bị xì bể hay sự cố nên chịu đựng và hi vọng vài ngày sẽ hết. “Tuy nhiên tìnhtrạng nước đục cứ kéo dài, ngày càng nặng hơn, người dân chịu đựng hết nổi nênyêu cầu tôi viết đơn kiến nghị tập thể gửi các cơ quan chức năng để họ sớm giảiquyết” - chị Trinh nói.
Không chỉ ở BìnhTân, tình trạng nước đục còn lan sang nhiều quận khác. Cụ thể như tại hẻm 497Lạc Long Quân, P.5, Q.11. Ngày 1-9, Công ty cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân phảisúc xả cuối tuyến ống nhằm cải thiện tình trạng nước đục tại khu vực trên. Tuynhiên theo người dân, việc súc xả chỉ giúp chất lượng nước tốt hơn vài ngày hoặcmột tuần, sau đó tình trạng nước đục tái diễn.
Tại quận 11 khôngchỉ hẻm 497 mà nhiều hộ dân ở hẻm 32 Ông Ích Khiêm (P.14) cũng bức xúc vì nướcthường xuyên đục. Chị Lê Thị Liễu, địa chỉ 32/36/19 Ông Ích Khiêm, cho biết dothuê nhà nên không mua nhiều dụng cụ trữ nước. Vì vậy, hôm nào gia đình chị đilàm về gặp lúc nước máy bị đục là coi như chỉ biết... ngồi khóc.
Trong khi đó,người dân ở hẻm 27 đường số 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức và hẻm 31 Nguyên Hồng,P.1, Q.Gò Vấp cho biết những ngày bình thường nước ở đây luôn ngà ngà vàng.Cách 3-5 ngày hoặc một tuần là nước đen thui như nước cống và kéo dài nhiềugiờ liền.
Anh Nguyễn Văn Hiếu,địa chỉ 27/25 đường 12 khu phố 4, Q.Thủ Đức, nói: “Khoảng 10g30 ngày 1-9, nướcmáy đột ngột chuyển thành đen như nước cống, tôi gọi điện báo cho công ty cấpnước. Họ hứa cho người xuống khắc phục nhưng chờ hoài không thấy, tôi phải quanhà hàng xóm xin vài xô nước giếng nấu ăn tạm”.
Đi tìm lờigiải thích
Trước đây, khi xảyra tình trạng nước đục lan rộng trên địa bàn TP.HCM, Tổng công ty Cấp nước SàiGòn (Sawaco) đã cho súc xả hàng ngàn mét khối nhưng vẫn không hiệu quả. Đơn vịnày đã phải mời các đơn vị khoa học như Viện Hạt nhân Đà Lạt, Liên hiệp Các hộikhoa học kỹ thuật... và cuối cùng nguyên nhân được xác định do nước máy của Nhàmáy nước Tân Hiệp (công suất 300.000m3/ngày, cung cấp cho các quận 10, 11, TânBình, Bình Tân, huyện Bình Chánh...) có hàm lượng mangan (Mn) cao.
Sau đó, Nhà máynước Tân Hiệp đã cải tiến quy trình xử lý để hạ thấp hàm lượng Mn trong nước nêntình trạng nước đục được cải thiện.
Ngoài hàm lượng Mntrong nước cao, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn - phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoahọc kỹ thuật TP.HCM - đã cảnh báo trong các hội thảo xác định nguyên nhân gâynước đục: “Có sự xuất hiện vi khuẩn sắt và mangan trong đường ống cấp nước cũngnhư tại Nhà máy Tân Hiệp thời gian qua, về lâu dài sẽ trở thành thủ phạm chínhtrong việc gây nhiễm bẩn nước nếu không có các giải pháp xử lý sắt và Mn từnguồn...”.
Thạc sĩ Hồ LongPhi, bộ môn kỹ thuật tài nguyên nước Đại học Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), cho rằngchất lượng nước sông Sài Gòn luôn biến động nhưng quy trình xử lý nước lại cốđịnh. Vì vậy việc xử lý nước có thể không làm giảm được hàm lượng mangan, sắttheo yêu cầu tại một số thời điểm nhất định.
Hàm lượng hóa chấtnày ngay thời điểm phát nước ra chưa đủ gây đục nhưng tích tụ lâu ngày trongđường ống, nhất là những khu vực cuối nguồn, cuối tuyến ống có lưu tốc (lưulượng, tốc độ) yếu; khi có những thay đổi, xáo trộn về thủy lực thì gây hiệntượng nước đục. Tùy hàm lượng hóa chất tích tụ trong đường ống mà thời gian nướcđục kéo dài hay ngắn, đục nặng hay nhẹ.
Giải pháp nào hiệuquả để khắc phục tình trạng nước đục cho người dân nhờ? Nhiều câu hỏi liên quanđến tình trạng nước đục thời gian qua được chúng tôi gửi đến lãnh đạo Sawaconhưng đến nay vẫn chưa được hồi âm.
Sawaco từng cam kếttăng chất lượng, cung cách phục vụ và coi đó là một lý do để thuyết phục kháchhàng chấp thuận việc tăng giá nước (từ 1-3-2010). Thế nhưng tại nhiều nơi, nhiềukhu vực, khách hàng chưa được Sawaco thực hiện cam kết trên.
Theo QuangKhải
Tuổi Trẻ