Không chỉ chuột, rùa tai đỏ,tôm hùm Bắc Mỹ mà ngay cả thằn lằn, kiến, khỉ... cũng đang được nhập tràn lan,bất chấp những cảnh báo về môi trường từ những con vật này...

“Cứ ngoại lai là có giá, ở TPchơi thú ngoại lai mới là dạng sang” - chị N.M., chủ tiệm sinh vật cảnh trênđường Nguyễn Thông (Q.3), khẳng định. Và cứ thế các loài bò sát ở tận rừng rậmAmazon hay những loài tôm đỏ, rùa tai đỏ, bọ, kiến... đến cây “kỳ lạ”, cây ănthịt đang được chào hàng, mua bán sôi động.

Vô tư nhập về

Tại các cửa hàng thú cưng trênđường Lạc Long Quân (Q.11), Trần Hưng Đạo (Q.5), Võ Văn Tần (Q.3)... các loàibọ, chuột, kiến cảnh, rùa, bò sát, nhím... được chào hàng trong những lồng kínhbắt mắt.

Tràn lan sinh vật lạ
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về mặt môi trường nhưng những con rùa tai đỏ này vẫn được rao bán công khai với giá từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn đồng/con ở TP.HCM (ảnh chụp chiều 12-9) - Ảnh: Thuận Thắng

Một chủ cửa hàng trên đường LạcLong Quân cho biết: “Mấy năm nay người Việt đổ xô chơi thú cưng nhập từ nướcngoài về rất nhiều, nhất là giới trẻ. Cứ mỗi tháng hễ hết hàng là tôi lại sangThái Lan xách tay về, đơn đặt hàng nhiều không xuể”.

Dạo một vòng qua các cửa hàng thú cưng này, yêu cầu rùa, tôm đỏ, thậm chí cá hổpiranha chủ tiệm sẵn sàng đưa hàng ra ngay. Tại tiệm CQ trên đường Trần HưngĐạo, một chú cá huyết long - loài cá được mệnh danh là vua của cá rồng (KingArowana) - bé bằng đầu ngón tay cái được treo giá 700 USD. Đây là loài cá quýhiếm có tên trong Sách đỏ, chuyên sống ở vùng Nam Mỹ, có vây lớn như vây rồng vàhình dáng thon dài uốn lượn nên rất được người phương Đông yêu thích vì tin vàosự may mắn mà loài cá này mang lại.

Tràn lan sinh vật lạ
Tegu - một loài bò sát Nam Mỹ - đang được giới trẻ ưa chuộng - Ảnh: ĐÌNH DÂN

Nhân viên bán hàng cho hay: “Cá này được dùng làm quà tặng sinh nhật cho các sếp lớn nhiều lắm, tất cả đềunhập từ Trung Quốc về”.

Phùng Mỹ Trung (người thành lập diễn đàn sinh vật rừng VN www.vncreatures.ne):

Hậu quả sinh thái rất khôn lường

Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, cỏ lào, cá chim trắng, chuột hải ly... đã gây hại và sẽ còn rất nhiều loài nhập cư nữa đang gây nguy hại. Không cẩn trọng sẽ có hậu họa sinh thái khôn lường. Có nhiều loài được con người vận chuyển một cách vô tình nhưng cũng rất nhiều loài được du nhập một cách chính thống (ốc bươu vàng, cá chim trắng, rùa tai đỏ...) vì mục đích phát triển kinh tế và sau đó trở nên nguy hại.

Đây chủ yếu là những loài nhập cư không những thiết lập được sự sống trên vùng đất mới mà còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài du nhập này còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi sống ít ỏi. Một số loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa dẫn đến tuyệt chủng hay làm thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài biến mất. Đặc biệt nguy hiểm là những loài nhập cư có quan hệ gần gũi với các loài bản địa. Khi chúng lai ghép với các loài bản địa thì sự khác biệt về hình thái trong các con lai sẽ phát sinh thảm họa mới.

Mỗi chú cá huyết long đều có mộtbảng tóm tắt “lý lịch” nơi nhập khẩu, cha mẹ sinh ở đâu, thuần chủng hay khôngthuần chủng. Những chú cá huyết long lớn cỡ bằng bàn tay đều có giá trên 2.000USD. Tuy giá cao nhưng vẫn khan hàng vì lượng người mua rất lớn.

Cửa hiệu HP trên đường Võ Văn Tầngần đây bán những chú bọ Thái Lan misiri màu trắng khiến các “thượng đế” nhỏtuổi thi nhau mua tới tấp mặc dù giá mỗi con bọ đến 600.000 đồng.

Chị N., chủ tiệm HP, cho biết: “Loài bọ này nhập bên Thái mới về, sáng giờ có nhiều người đặt cọc rồi. Khôngmua chiều quay lại không còn hàng nữa đâu”. Chị N. cho hay do là hàng xáchtay nên giá mới mắc như vậy. Những chú bọ này to gần bằng lon bia và cứ ba thángcó thể đẻ một lứa. Tại đây còn có khỉ marmoset nhập từ Nam Mỹ và khỉ tamarinnhập từ châu Phi đang là hàng “độc” của tiệm với giá trên 10.000 USD. Khỉmarmoset rất nhỏ bé, chỉ dài 15cm nên việc nuôi dưỡng trong lồng khá dễ dàng.Khỉ tamarin có hình dạng rất đẹp với bộ lông vàng rực như sư tử, chính vì vậyrất nhiều người săn tìm để mua.

Trước khu đối diện Phước Hải Tự(Q.1), những cửa hàng bán rùa tai đỏ vẫn nhộn nhịp kẻ bán người mua. Một chủ cửahiệu bán sinh vật cảnh đối diện cổng chùa cho hay: “Nghe báo đài nói cấm bánthì rùa lại càng thêm tăng giá nhưng dân vẫn mua hà rầm”.

Ông chủ tiệm này còn cho biếthiện nay có rất nhiều người đặt mua những con rùa tai đỏ to như viên gạch látnhà về nấu, vì thịt rùa này chữa được bệnh tim(?). “Thực hư chuyện chữa bệnhtim tui cũng đâu rõ, nhưng ai đặt thì cứ bán, giá một con rùa tai đỏ cũng từ đóvọt lên 300.000 đồng” - ông nói.

Tương tự, nhiều cửa hàng sinh vậtcảnh ở đường Lý Chính Thắng, Nguyễn Thông... vẫn bày bán rất nhiều rùa tai đỏmặc dù chủ tiệm biết rõ rùa tai đỏ đang gây hại rất lớn cho môi trường.

Không những động vật, các loàicây lạ cũng đang được du nhập và bày bán công khai. Cửa hàng cây cảnh BC trênđường Bình Long, P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú treo một biển quảng cáo lớn: “Cây kỳdiệu”.

Anh B.K., chủ cửa hàng, giảithích: “Cây này nhập từ Tây Phi về. Ăn trái cây này trước năm phút rồi ăn bấtcứ trái chua như chanh, đắng như thuốc đều hóa ngọt hết(?). Nếu bạn muốn ăn thửở đây cũng có bán trái cây kỳ diệu giá 10.000 đồng/trái”.

Tràn lan sinh vật lạ
Loài tôm hùm đỏ được nhập về từ Mỹ bày bán đầy rẫy tại các cửa hàng sinh vật cảnh ở TP.HCM - Ảnh: ĐÌNH DÂN

Tại vựa bán cây cảnh này còn rấtnhiều loại cây nhập từ nước ngoài về qua đường xách tay như cây ăn thịt, câykhông khí râu rồng, cây không khí mào gà... được nhập từ Thái Lan theo đườnghàng không.

Anh B.K. cho biết: “Để đưa vềnước, mình chọn cây nhỏ rồi dưỡng lên. Về VN, nhiều cây được chủ vựa nhân giống,phát triển rất nhanh”.

Tuồn ra môi trường

Thú chơi sinh vật lạ rầm rộ đếnmức trên nhiều diễn đàn, các thành viên còn trang bị “áo truyền thống” của từnghội để phân biệt. Đồng thời thi thố nhau chụp hình “thú cưng” của mình, nhữngbức hình đẹp sẽ được trao giải trong những lần offline (gặp mặt)...

Tuy nhiên, đáng báo động là nhiềungười chơi sau khi chán chê thú cưng hay do chúng sinh sản quá nhanh đã bỏ chúngra môi trường. Đây có thể là tiền đề để một số sinh vật gây ra những thảm họamôi trường bản địa.

Trong vòng một năm chơi chuộthamster, L.T.N.M. (sinh viên Trường đại học Sài Gòn) lo lắng không biết xử lýsao với những chú chuột con liên tục ra đời. Lúc đầu M. định nuôi nhưng ở nhà sốlượng chuột hamster nhiều quá gây mất vệ sinh, M. đành rao trên mạng để hamstercó nơi ở mới. Mỗi lần như vậy M. lại “chọn mặt gửi vàng” vì nhiều bạn đemhamster về nấu như món chuột đồng.

N.D.Đ. (Q.2) sau khi không cònhứng thú với thú nuôi tôm đỏ nên đem cả bể tôm đỏ “phóng sinh” xuống sông SàiGòn. Đ. cho biết: “Quy tắc chơi thú cảnh của em là không bao giờ rao bán lại,ai thích thì cho, không thì thả nó về với môi trường”.

Chính vì những “quy tắc” đó, mốihọa từ rùa tai đỏ, từ chuột hamster, tôm đỏ... và rất nhiều loài sinh vật lạkhác đang chực chờ nếu không kịp thời kiểm soát.

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn (trưởng phòng bảo tồn loài, nguồn gen và an toàn sinh học Cục Bảo tồn đa dạng sinh học Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - môi trường):

“Chưa có danh mục các loài ngoại lai cần kiểm soát”

Vấn đề về mối nguy hại của sinh vật ngoại lai đã bước vào giai đoạn báo động. Thời gian qua chúng ta chưa quan tâm đúng mức về mối nguy hại của các loài ngoại lai xâm hại.

Hệ thống quy định pháp luật để kiểm soát loài ngoại lai xâm hại còn chưa đầy đủ, còn thiếu các hướng dẫn kỹ thuật để đánh giá một loài ngoại lai có tiềm năng xâm hại trong điều kiện VN hay không. Chưa có danh mục các loài ngoại lai xâm hại cần kiểm soát và diệt trừ.

Trước mắt phải tăng cường hơn nữa hệ thống cảnh báo sớm (khâu ngăn ngừa) và đáp ứng nhanh (khâu kiểm soát, xử lý) đối với sinh vật ngoại lai khi chúng chưa kịp thiết lập quần thể và bùng phát trong môi trường VN.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên - môi trường đang xây dựng và sẽ sớm trình Chính phủ đề án “Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở VN” đến năm 2015.

Theo Kim Tuyến - Đình Dân
Tuổi trẻ

Rùa